Thứ Hai, 2 tháng 7, 2018

Tập côn nhị khúc thường gặp chấn thương ở đâu?

Tập bất kỳ một môn thể thao nào cũng vậy, chấn thương là điều không thể tránh khỏi. Đối với tập côn nhị khúc, rất dễ gặp phải các chấn thương nhất là khi bạn chỉ là "lính mới". Việc chưa thông thạo các đường côn và chưa thể kiểm soát đươc côn là có thể gây nên các chấn thương không đáng có. Dưới đây là các vị trí có thể gặp chấn thương khi tập côn.

Chấn thương côn nhị khúc vùng mặt và đầu

Tập côn nhị khúc, chấn thương là điều không thể tránh khỏi
Tập côn nhị khúc, chấn thương là điều không thể tránh khỏi

Một trong những chỗ nguy hiểm nhất trên cơ thể khi bị chấn thương đó là vùng đầu. Khi bị chấn thương ở vùng đầu có thể gây nên choáng thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Anh em phải hết sức lưu ý khi côn đập vào bộ phận này. Nếu bị đập vào đầu bằng thân côn với một lực mạnh, nhất thiết anh em không được chủ quan.

Với một lực đủ mạnh, khi quật trúng vào mặt hoặc đầu, sẽ gây ra những chấn thương vô cùng nguy hiểm. Đặc biệt ở vùng thái dương, mũi và sau gáy. Nó có thể làm cho người chơi côn đủ “choáng váng” ngay trong lúc bị côn đập vào.

Chấn thương côn nhị khúc vùng cổ và khuỷu tay

Cổ tay là nơi hay gặp chấn thương khi tạp côn nhị khúc
Cổ tay là nơi hay gặp chấn thương khi tạp côn nhị khúc

Côn nhị khúc là bộ môn dựa vào sự linh hoạt của đôi tay kết hợp với sự si chuyển của chân và thân mình. Khi học côn nhị khúc, cổ tay và khuỷu là một bộ phận được sử dụng nhiều  và đương nhiên đây cũng là vùng đầu bảng của những chấn thương. Bởi khi chuyền côn nếu không kiểm soát tốt đường đi của côn cũng như lực của cánh tay thì sẽ rất dễ bị côn đánh vào tay. Những chấn thương thường thấy: trật khớp, bong gân hoặc gãy tay nếu nặng khi lực li tâm của côn là lớn.

Kiên trì khi luyện tập sẽ hạn chế được những chán thương côn nhị khúc

Chấn thương ở vai, cổ, sườn

Không kiểm soát được côn sẽ gây các chấn thương ở cổ, vai và sườn
Không kiểm soát được côn sẽ gây các chấn thương ở cổ, vai và sườn

Một bộ phận khác cũng rất dễ gặp chấn thương khi luyện tập côn nhị khúc đó là: cổ, vai và mạn sườn. Các bài chuyền côn, loan côn cần tiếp xúc với các bộ phận này nên chúng rất dễ gặp phải chấn thương. Nhưng nhìn chung các chấn thương sẽ là không quá nặng Với những anh em mới tập nên lựa chọn cho mình một loại côn nhẹ và hạn chế chấn thương như: côn nhị khúc mút xốp. Loại côn này có thể giúp anh em hạn chế chấn thương tốt nhất.

Một điều quan trọng: hãy luyện tập kỹ những bài côn nhị khúc căn bản rồi mới luyện đến nâng cao. Tìm hiểu kỹ các chấn thương hay gặp phải để tránh xảy ra các chân thương đáng tiếc.

Trên đây là một số chia sẻ của Võ Thuật Tây Sơn. Chúc anh em có những buổi luyện tập an toàn và hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm: những lý do nào bạn nên lựa chọn một chiếc côn nhị khúc inox

Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá

Bài liên quan


EmoticonEmoticon