Thứ Tư, 4 tháng 7, 2018

Bạn đã biết hết về "khớp xoay côn nhị khúc" chưa?

Với những anh em trong làng côn, sẽ không còn xa lạ gì với những loại côn có trục xoay. Có người lựa chọn loại côn không có khớp xoay côn nhị khúc nhưng cũng có người lựa chọn loại côn có trục xoay. Vậy “khớp xoay côn nhị khúc” là gì? Và tác dụng của nó như thế nào? Võ Thuật Tây Sơn sẽ giải đáp các thắc mắc mang tên “Khớp xoay côn nhị khúc”

Đặc điểm của khớp xoay côn nhị khúc

Trục xoay côn nhị khúc chuông

Trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều loại côn nhị khúc có loại khớp xoay. Các khớp xoay được coi là một trong những loại phụ kiện côn nhị khúc khá phổ biến. Có rất nhiều anh em thắc mắc về loại khớp xoay này. Khớp xoay có tác dụng nối phần dây xích của côn với đầu của thân côn. Thay vì phần dây xích được gắn trực tiếp với phần đầu côn thì dây xích sẽ được gắn  vào một trục có thể xoay 360 độ ở đầu thân côn. Các loại côn nhị khúc thường được sử dụng khớp xoay như: côn nhị khúc mút xốp, côn nhị khúc chạm rồng,…

Tác dụng của loại phụ kiện côn nhị khúc này là gì?

Các tác dụng của trục xoay côn nhị khúc có thể kể đến như:

  • Các loại khớp xoay này tạo nên độ linh hoạt cho côn, chúng có thể xoay 360 độ giúp cho các đường côn trở nên nhanh, đẹp mắt và trơn tru hơn.
  • Ngoài ra, khớp xoay này có tác dụng khiến cho dây xích có thể tiếp xúc nhiều nhất với bàn tay khi tập. Khi tiếp xúc nhiều hơn, độ ma sát sẽ tăng lên giúp tăng khả năng kiểm soát côn.
  • Các phần khớp xoay côn nhị khúc sẽ giúp giảm lực tác dụng trực tiếp lên cổ tay. Điều này sẽ giúp cho anh em đỡ bị đau phần cổ tay khi sử dụng côn nhanh, lâu và liên tục.
  • Các khớp xoay cũng giúp dây xích không bị xoắn khi sử dụng. 

Một số loại khớp xoay phổ biến trên thị trường hiện nay

Có khá nhiều kiểu côn nhị khúc có khớp xoay trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, về cơ bản thì khớp xoay côn nhị khúc được chia làm 3 loại chính: Khớp xoay dạng trục, Khớp xoay dạng tròn, khớp xoay có vòng bi. Dưới đây là đặc điểm chi tiết về 3 loại khớp xoay nêu trên.

Khớp xoay côn nhị khúc dạng trục

Khớp xoay côn nhị khúc dạng trục
Khớp xoay côn nhị khúc dạng trục
Loại khớp này có đặc điểm là được bắt chết với vít,không dùng khuyên và thường có một khe nhỏ ở phần hình trụ để móc dây xích lại. Dây xích được cố định với trục xoay bằng một vít sắt. Ưu điểm của loại khớp xoay này là sẽ tạo lực ma sát khá tốt với cổ tay. Ngoài ra còn có thể tăng thêm lực khi vụt côn ở một góc rộng. 

Tuy nhiên, loại khớp xoay côn nhị khúc này cũng có khá nhiều nhược điểm đó là:

  • Phần khe hẹp là nơi để dây xích côn chuyển động xoay nhưng rất dễ gây kẹt tay và gây đau khi anh em thực hiện các đường truyền côn hoặc loan côn. 
  • Nếu anh em thực hiện vụt côn ở một góc hẹp với một lực vuông góc thì phần khớp xoay này sễ bung ra hơn so với các loại khác. Hơn nữa, nó dễ gây hiện tượng mỏi tay vì tạo một lực khá lớn lên cổ tay.

Khớp xoay dạng khuyên tròn

Khớp xoay côn nhị khúc dạng khuyên tròn
Khớp xoay côn nhị khúc dạng khuyên tròn
Dạng khớp xoay này là loại phổ biến nhất. Hình dạng của khớp xoay thường là dạng khuyên tròn, quay 360 đôcực kỳ linh hoạt. Chính thiết kế này đã giảm đáng kể lực tác dụng lên hai cổ tay khi anh em luyện tập. Ưu điểm lớn nhất của loại khớp xoay này chính là mức độ linh hoạt và tránh gây nhức mỏi cho tay. Khi sử dụng anh em cũng không cần lo lắng đến nguy cơ gãy khớp xoay như loại côn trên.

Các loại côn phổ biến hay dùng loại khớp xoay này có thể kể đến như: Côn nhị khúc chiến, côn nhị khúc rút gọn,..

Dạng khớp xoay có vòng bi

Khớp xoay dạng vòng bi
Khớp xoay dạng vòng bi
Dạng khớp xoay này cũng rất phổ biến và hay được sử dụng. Ở phần đầu côn nối với dây xích sẽ được gắn một khớp xoay có vòng bi (giống vòng bi trong xe đạp) và với thiết kế như vậy sẽ khiến côn xoay rất linh hoạt. Côn nhị khúc hay được gắn loại khớp xoay thường kể đến Côn nhị khúc gỗ lim, côn nhị khúc Silicon,…

Tuy nhiên, loại khớp xoay côn dạng vòng bi có nhược điểm là phải tra dầu. Nếu vòng bi bị khô dầu thì khớp sẽ không trơn và gây khó khăn khi đánh. Nếu anh em đang dùng loại côn có khớp xoay này thì nên tra dầu thường xuyên.

Có thể bạn quan tâm: Tập côn nhị khúc thường gặp chấn thương ở đâu?

Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá

Bài liên quan


EmoticonEmoticon