Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2018

Những giá trị không ngờ mà võ thuật mang lại cho cuộc sống

Võ thuật không chỉ mang lại cho con người một lợi ích về mặt thể chất, khả năng tự vệ hay một sức khỏe tốt. Võ thuật còn mang lại một giá trị tinh thàn vô cùng lớn lao khó đong đếm hết được Hãy cùng với Võ Thuật Tây Sơn tìm hiểu về những giá trị mà võ thuật đem lại nhé!

Khả năng tự vệ hoàn hảo


Học võ để tự vệ, thì trước tiên phải hiểu thế nào tự vệ, chứ không phải dùng để đi đánh người (như thế không có võ đạo). Khi bạn bị kẻ xấu tấn công, bạn có thể lựa chọn né đòn, phản công lại hoặc bỏ chạy. Các môn võ luôn đề cao tinh thần thượng võ nên những chiêu thức đầu tiên bạn học không phải là tấn công mà đó là phòng thủ và né đòn. Tự vệ phải dựa trên mức độ tương quan sức và lực giữa bản thân so với đối thủ. Và nhất thiết, đừng bao giờ mang phim ảnh ra ngoài đời để áp dụng.

Những thế võ ở trên phim ảnh, hoặc ở võ đường chỉ là một tình huống cố định trong rất nhiều tình huống xảy ra. Các võ sĩ đai đen tập phòng chống dao găm chẳng hạn, với hình thức rất đẹp mắt, nhưng ra thực tế thì không thể làm được như thế, đó chỉ biểu diễn cho người xem thấy đẹp mắt. Hãy tránh tối đa những khả năng có thể khiến bạn nguy hiểm và đổ máu.

Những lợi ích đến từ sức khỏe

Các giá trị của võ thuật

 Người học võ có thể dự báo được những điều bất thường, phòng tránh được những tình huống xấu sắp xảy ra. Đó là những lợi ích mà võ thuật đưa lại. Ngoài việc tự vệ, võ thuật đem đến cho người học võ sức khỏe. Người tập võ đúng cách sức khỏe được cải thiện so với người đó không tập võ. Ở đây xin nói là tập đúng cách, còn nếu không thì phản tác dụng, thậm chí gây hại cho sức khỏe.

Cải thiện sự tập trung 

Người tập võ đến một thời điểm nhất định sẽ cải thiện được sự tập trung, tập trung tốt hơn. Vì tất cả các đòn đánh của võ thuật đều tập trung tại một điểm, cao hơn là phải xuyên qua điểm đó. Tập võ cũng rèn luyện cho con người mềm dẻo để xử lí mọi tình huống tốt hơn, trên cơ sở đó bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho người luyện võ. Cũng là một thế võ, nhưng có người áp dụng tốt có người áp dụng không được, đòi hỏi tính sáng tạo của người học võ.

Khi học võ, tâm tình hòa nhã hơn, không cố chấp. Vì võ thuật thường hướng cho người luyện võ sự hòa bình, sự hòa hợp. Các võ sư cao thâm thường chỉ dạy võ sinh phải không nghĩ thắng mà chỉ nghĩ không thua.


Rèn luyện tính kiên trì, chịu đựng

Võ thuật cũng rèn luyện con người tính kiên trì, tính chịu đựng. Chẳng hạn, khi tập luyện hoặc thi đấu võ sinh có thể bị dính đòn, người võ sinh phải kìm nén cơn đau để vượt qua. Học võ cũng làm cho con người sinh hoạt và thực hiện công việc một cách có kế hoạch, cũng giống như tập các bài quyền các võ sinh phải biết cách tập có kế hoạch từng đòn thế, ghép lại để trở thành một bài quyền hoàn chỉnh.

Tóm lại những lợi ích mang lại từ việc học võ là rất lớn, không chỉ đơn giản là bạn biết sử dụng những đòn đấm, đá hay biết chống lại kẻ tấn công. Nếu bạn áp dụng được hết những tinh hoa của võ thuật thì chắc chắn bạn sẽ không bao giờ nghĩ: chỉ những kẻ thích đánh nhau, gây sự mới lựa chọn học võ.

Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá

Bài liên quan


EmoticonEmoticon