Thứ Ba, 11 tháng 12, 2018

Đẳng cấp thực chiến của bạn đang ở mức nào?

Thực chiến là khái niệm không hoàn toàn xa lạ với bất cứ ai. Nhưng trong những tình huống thực tế, bạn cũng không chắc chắn rằng có thể hoàn toàn chiến thắng được đối thủ. Dưới đây là những đẳng cấp thực chiến, bạn nghĩ bạn thuộc cấp độ nào, hãy cũng Võ Thuật Tây Sơn tìm hiểu nhé! 

Cấp độ 1: Bơi sải, cấp độ của người không học võ

Đây là cấp độ thực chiến thấp nhất hoặc nói cách là đây là cách mà cơ thể chúng ta làm theo bản năng nhất. Đẳng cấp  thực chiến này thì chưa có đấm 1-2 hay chiến thuật gì mà chỉ đơn giản là nghiêng người né đòn. Hoặc nghiêm trọng hơn thì là nắm tóc hoặc đè người, đa phần thắng là dựa vào sức mạnh hoặc trọng lượng cơ thể. 


Cấp độ 2: Biết thu tay lại

Thu tay lại để có thể phòng thủ và chuẩn bị cho đòn tấn công mới là điều mà ai cũng cần phải biết. Ở đẳng cấp thực chiến này, ít nhất là bạn biết sử dụng một số đòn như: bắt đầu bằng 1 cú đấm thẳng sau đó kết thúc bằng một đòn móc chết. 

Nhưng đa số người ở cấp thực chiến này đều không thể chiến thắng nếu đối thủ đánh bạn bằng những đòn liên hoàn. Lý do vì phản ứng còn chậm nên không kịp phản đòn hay phòng thủ nếu đối thủ ra các đòn nhanh.

Cấp độ 3: Thi đấu võ thuật

Cấp độ này áp dụng cho những ông có nền tảng kỹ thuật tốt, các kỹ năng đánh cũng ổn do có sự luyện tập. Tuy nhiên vấn đề thể lực cũng đặc biệt quan trọng do không phải thi đấu nên sẽ không có hạng cân trong thực tế. Có nhiều trường hợp, ông cứ khỏe hơn, cứ to hơn là ông thắng thì thể lực quyết định rất lớn.

Việc luyện tập thi đấu sẽ tạo điều kiện cho cơ thể bạn tăng cường thể lực tốt nhất. Hơn nữa việc thi đấu sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thực chiến và nhiều kinh nghiệm đấm đá. Tuy nhiên thi đấu vốn dễ hơn là thực chiến, vì bạn đứng trên một sàn đấu có luật còn thực chiến đường phố thì không.


Cấp độ 4: Thực chiến theo bản năng

Thực chiến theo bản năng tưởng ai cũng làm được nhưng không phải hoàn toàn như vậy. Bạn thực chiến theo bản năng nhưng vẫn phải dựa trên những chiêu thức đã học. Cái này được nhiều người gọi là phản xạ quen tay. Đối với một số clip dạy thực chiến thì hay quy định: tình huống A sẽ phòng thủ tấn công kiểu B. Nhưng nó có hứu dụng trong thực tế, bạn có nhớ hết được chúng không? 

Khi bạn luyện tập các loại võ thưc chiến trong một thời gian dài, nó chỉ có thể đảm bảo bạn sẽ quen với các tình huống giả đinh. Vì võ học chỉ là mô tả các tình huống thực tế xảy ra khi tự vệ. Bạn nghĩ mình đã đạt đến đẳng cấp thực chiến nào?

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2018

Côn nhị khúc chống dao, chuyện thật không như mơ


Nhiều người tập côn nhị khúc với mục đích tự vệ. Mình nói ở đây là tự vệ chứ không phải là chống lại vũ khí khi bạn không đủ kỹ năng, sự binh tĩnh khi xử lý tình huống hoặc côn của bạn không chắc chắn có thể chống lại hung khí.




Vụ việc thanh niên dùng côn dây dù chống lại dao bị thương nặng nguy hiểm tại Ngọc Thụy, Long Biên là một ví dụ điển hình.

Côn nhị khúc chống lại các loại vũ khí có tính sát thương cao.

Khả năng bạn có thể dùng côn nhị khúc chống lại các loại vũ khí có tính sát thương cao là rất khó. Ngoại trừ trường hợp bạn rất giỏi võ, khả năng phản xạ cùng xử lý tình huống tốt. Trên thực tế, nếu kỹ thuật không tốt thì việc này chẳng khác nào bạn đang tự sát.

Khi đối phương mang theo vũ khí, tốt nhất bạn nên bỏ chạy hoặc tạo cơ hội để thoát thân. Nguyên tắc của tự vệ là bạn phải bảo vệ bản thân bạn trước tiên để tránh xảy ra các kết quả đang tiếc.

Chuyện thật không như phim

Hẳn là bạn đã có thể 1 lần nào đó xem các thước phim của Chung Tử Đơn, Lý Tiểu Long với những màn khống chế đối thủ với chiếc côn cực kỳ đẹp mắt và hiệu quả. Thậm chí là một mình có thể chống lại rất nhiều người với nhiều loại binh khí khác nhau: dao, kiếm, baton, tonfa,... Nhưng đó là trên phim, thực tế phũ phàng hơn nhiều. Rất nhiều thanh niên đã bị thương nặng thậm chí là mất mạng vì tin những gì trên phim ảnh. 

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2018

Luật mới, côn nhị khúc được liệt vào những loại vũ khí thô sơ bị cấm?

Nhiều người phân vân không dám chơi côn nhị khúc. Vì lo sợ đây là “vũ khí thô sơ”sẽ bị nhà nước cấm? Hoặc luôn lo lắng khi mang theo côn ra đường vì sợ bị kiểm tra. Vậy thì côn nhị khúc có bị cấm không! Và cách xử lý khi bị CSGT kiểm tra?

Khi bạn ra đường, bạn cầm theo côn nhị khúc nhưng không biết nó có bị cấm hay không. Hãy cùng Võ Thuật Tây Sơn tìm hiểu nhé.


Câu trả lời là !

Vì từ ngày 01/01/2012, theo Nghị quyết số 16/2011 có hiệu lực thi hành. Thì côn nhị khúc đã không còn nằm trong danh sách những loại vũ khí thô sơ. Do vậy việc mang côn theo người là hoàn toàn KHÔNG vi phạm pháp luật. KHÔNG bị cấm miễn là bạn không dùng nó để gây rối, hay để sát thương, ẩu đả.

Nhưng đến tháng 07/2018 thì côn được liệt vào hàng các loại vũ khí thô sơ bị cấm. Cụ thể như sau: “Vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu”- Trong luật có quy định.

Các trường hợp được sử dụng côn nhị khúc


Thông thường, những loại vũ khí thô sơ thường được sử dụng bởi các lực lượng chức năng: Côn an, cảnh sát và quân đội. Những công dân bình thường không được sử dụng những loại vũ khí này. Vậy trường hợp ngoại lệ là gì?

Tuy được liệt vào hàng vũ khí thô sơ bị cấm nhưng vẫn có những đối tượng công dân bình thường có thể sử dụng mà không phạm pháp. Những đối tượng được sử dụng đó là: những người học võ có thuộc liên đoàn thể thao có giấy phép. Sử dụng côn nhị khúc vì mục đích luyện tập. 

Xử lý thế nào khi bị kiểm tra? 


Khi bạn bị CSGT, công an dừng để kiểm tra, nghĩa bạn đã vi phạm luật giao thông. Hoặc bạn có dấu hiệu khả nghi là phạm tội hình sự. Trong cả 2 trường hợp, thông thường bạn sẽ bị kiểm tra cốp xe. Lúc đó nếu có mang theo côn nhị khúc, chớ mất bình tĩnh. Điều này sẽ gây bất lợi rất lớn nếu như bạn không biết cách xử lý hoặc có thể bị xử lý vì tội sử dụng vũ khí có tính sát thương.

Khi được hỏi lý do mang theo côn (Anh mang theo côn để làm gì? Đánh nhau à? Tàng trữ vũ khí thô sơ trái phép à?), đừng nói rằng mang côn nhị khúc thực chiến. Hãy trình bày mang theo để phòng thân, đang trên đường đi tập luyện, sưu tầm và không có mục đích xấu… Ngoài ra, để giải quyết nhanh gọn và đơn giản. Thì bạn nên giữ một thái độ điềm đạm, tự tin và lịch sự khi nói chuyện. Để không gây ác cảm với các cơ quan chức năng.

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2018

Bị bạn đánh chết vì chê "múa côn không đẹp"

Hoài lấy côn nhị khúc ra sân múa, lúc này anh Khánh cùng nhóm bạn đi chơi về thấy nên có chê bai Hoài "múa côn không đẹp". Sau đó giữa 2 người xảy ra xô xát, Khánh bị đánh tử vong.

Ngày 2-4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Bình, cho biết vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Đinh Thiên Hoài (SN 1992, trú tại thôn Bình Minh, xã ChưKpo, huyện KrongBuk, tỉnh Đắk Lắk) để điều tra về hành vi giết người xảy ra tại nước bạn Lào.

Theo hồ sơ vụ việc, khoảng 22 giờ ngày 24-3, tại lán công nhân, công trình xây dựng ở bản Khăn Ngoi (phường Xay Sệt Thả, TP Viêng Chăn, Lào) do anh Phạm Lương Bằng (SN 1973, ở phường Quảng Phong, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) làm chủ thầu đã xảy ra vụ ẩu đả giữa 2 công nhân người Việt Nam khiến 1 người tử vong.

Đinh Thiên Hoài tự thú tại trụ sở công an sau khi gây ra án mạng

Thời điểm trên, Hoài lấy côn nhị khúc ra sân múa, lúc này anh Nguyễn Hải Khánh (SN 1989, trú tại xã Quảng Hòa, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) cùng nhóm bạn làm việc tại công trình đi chơi về thấy Hoài múa côn nên, nói: "Không biết múa côn mà cũng bày đặt múa". Bực tức, Hoài đáp lại "Anh biết thì chỉ cho em mấy đường, không biết mà còn ba hoa".

Sau một hồi lời qua tiếng lại, Hoài đã dùng côn nhị khúc đánh trúng vào thái dương trái của anh Khánh gây chảy máu. Lúc này nhiều người trong lán tập trung can ngăn và băng bó vết thương cho Khánh.

Sau đó, Khánh tiếp tục thách thức Hoài đánh nhau. Hoài liền lấy vỏ chai bia đi tới chỗ Khánh, cùng lúc Khánh xông tới, Hoài liền đập vỡ phần đáy chai rồi đâm một nhát trúng vào mang tai trái của Khánh khiến Khánh bị thương.

Thấy Khánh bị thương, máu chảy nhiều nên Hoài đã cùng mọi người băng bó và đưa Khánh đi cấp cứu tại Bệnh viện Hà Nội – Viêng Chăn nhưng do vết thương quá nặng nên đã tử vong. Sau đó, Đinh Thiên Hoài và một số người bạn làm cùng đã đưa thi thể anh Khánh về cho gia đình an táng và đến Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Bình đầu thú.

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2018

Chế độ luyện tập hà khắc của thần đồng côn nhị khúc nhí

Cậu bé được mệnh danh là Lý Tiểu Long nhí với khả năng đánh côn tuyệt đẹp cộng với thân hình 6 múi như người trưởng thành. Dù còn ở lứa tuổi tiểu học, Ryusei Imai đã tuân thủ cuộc sống kỷ luật với lịch tập luyện nghiêm khắc, ngay cả khi phải đều đặn tới trường. Hãy cùng tìm hiểu về chế độ luyện tập của cậu bé này nhé.

Chính Chân Tử Đan cũng phải thừa nhận rằng các kỹ thuật của cậu bé này còn giỏi hơn mình và có thể trở thành một ngôi sao tài năng trong tương lai. Lời khen ngợi của Chân Tử Đan chắc chắn không phải vô căn cứ, bởi tài năng võ thuật của cậu bé người Nhật đã được cộng động mạng xác nhận từ lâu.

Truyền thống thượng võ đến từ gia đình

Cơ bắp của thần đồng côn nhị khúc nhí

Ryusei Imai (sinh năm 2010, đến từ Nara, Nhật Bản) là con trai trong gia đình có truyền thống võ thuật khi cả cha và ông nội đều là võ sư. Ông Ryuji Imai - cha của Ryusei - tiết lộ rằng con trai yêu thích Lý Tiểu Long từ năm một tuổi, thường xuyên khua khoắng chân tay khi thấy thần tượng diễn xuất trên tivi.

Để tiếp tục niềm đam mê này, cậu bé bắt đầu tập võ từ năm lên 4 dưới sự hướng dẫn của cha. Ở tuổi lên 5, Ryusei đã có thể múa côn giống hệt Lý Tiểu Long trong sự kinh ngạc của cả cha lẫn mẹ.Cậu bé 8 tuổi bắt chước Lý Tiểu Long y như thật Dù ở còn nhỏ tuổi, Ryusei Imai có thể tái hiện chuẩn xác những màn múa côn nhị khúc điêu luyện của Lý Tiểu Long.

Tài năng đến từ đam mê thần tượng

Lý Tiểu Long nhí

Từ năm 2015, cha Ryusei bắt đầu quay những lần biểu diễn võ thuật đẹp mắt của con trai rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Bất ngờ, đoạn video ghi lại cảnh Ryusei múa côn nhị khúc trước màn hình tivi thu hút tới hơn 10 triệu lượt xem và ngay lập tức biến cậu bé người Nhật trở thành hiện tượng mạng.

Tiếng tăm của Lý Tiểu Long nhí - Ryusei - cũng nhanh chóng vượt ra ngoài biên giới Nhật Bản khi cậu bé thường xuyên nhận được lời mời tham dự từ nhiều chương trình nổi tiếng thế giới. Ryusei Imai từng tham gia không ít show truyền hình của Trung Quốc, Hàn Quốc và Âu Mỹ như Star King (2015), Little Big Shots (2016).

Học cấp một đã có thân hình cơ bắp, 6 múi

Chế độ luyện tập của thần đồng côn nhị khúc

Không chỉ được hâm mộ bởi tài năng võ thuật, Ryusei còn khiến nhiều người phải xấu hổ vì sở hữu thân hình vạm vỡ, cơ bụng 6 múi rắn chắc không khác gì Lý Tiểu Long khi chỉ mới là học sinh tiểu học. Để có được thành quả ấy, ít người biết rằng Ryusei luôn phải dành thời gian luyện tập hàng ngày và trải qua nhiều bài tập khó khăn, vất vả.

Có truyền thống võ thuật, lại sớm nhận ra năng khiếu của con trai nên gia đình của cậu bé Ryusei rất nghiêm túc trong chuyện tập luyện mỗi ngày. Xuất thân là võ sư, ông Ryuji thường xuyên thử thách con với các bài tập khắc nghiệt như đá thẳng, đá nhanh, chống đẩy bằng 2 ngón tay…

Để có được kỹ năng thuần thục và cơ thể cường tráng, Ryusei phải tuân theo chế độ tập luyện kỷ luật, nghiêm khắc. Đoạn video Ryusei chống đẩy 100 lần trong 2 phút khiến không ít người kinh ngạc. Đặc biệt hơn, tất cả bài tập của Ryusei đều được tiến hành trên những công cụ tự chế của gia đình, do trong nhà không có thiết bị chuyên dụng.

Cuộc sống kỷ luật có phần hà khắc của cậu bé 8 tuổi


Tuy còn nhỏ, cậu bé đã phải tuân thủ cuộc sống kỷ luật với lịch tập luyện nghiêm khắc. Mỗi ngày đều đặn, Ryusei đều dậy sớm từ 6h sáng và tập khoảng 1,5 tiếng trước khi đi học với các động tác căng giãn, bài tập cơ.

Ngay cả sau khi tan trường về nhà, cậu bé vẫn tiếp tục chạy bộ để duy trì thể lực trong một tiếng đồng hồ, sau đó tập tiếp các bước đá cao và luyện côn nhị khúc trong 2 giờ.

Dù nổi tiếng và rất đam mê võ thuật, Ryusei vẫn không hề chểnh mảng với việc học tập ở trường. Cậu bé luôn đi học đều đặn, thậm chí còn được mọi người đánh giá là học sinh rất sáng dạ và hòa đồng với thầy cô, bạn bè.

Cậu bé này được coi là Lý Tiểu Long tái sinh với nhiều màn biểu diễn võ thuật, côn nhị khúc sao y nguyên bản chính của huyển thoại võ thuật trong các bộ phim. Còn bạn, bạn có hâm mộ tài năng của cậu bé này không?

.

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018

Nếu muốn cân bằng cuộc sống tốt hơn, hãy đến với võ thuật

Cuộc sống chắc chắn sẽ có nhiều lúc bạn cảm thấy áp lực, xô vồ khiến bạn không thể cân bằng được. Vậy làm sao để có thể cân bằng cuộc sống tôt nhất. Dưới đây là những lý do mà bạn nên đến với võ thuật khi mất cân bằng trong cuộc sống.  Võ thuật liệu có giúp ích cho bản thân của mỗi người?  

1.Tập thể dục không chỉ là rèn luyện sức khỏe


Võ thuật, nó đương nhiên sẽ là một cơ hội giúp bạn rèn luyện sức khỏe, tăng cường thể lực. Việc tập võ chắc chắn sẽ mang lại cho bạn một sức khỏe dồi dào và một vóc dáng như ý. Đây là là lợi ích thường thấy nhất của võ hay thể thao. 

Khi bạn bắt đầu luyện tập võ thuật, bạn sẽ thấy những thay đổi mạnh mẽ trong cơ thể. Nhưng cũng mong đợi những cải thiện tính cách tích cực. Những lợi ích của việc tập luyện chắc chắn sẽ tăng cường mọi khía cạnh của cuộc sống của bạn thức dậy. Chính vì thế mà, võ thuật không chỉ đơn giản là rèn luyện sức khỏe.

2. Nuôi dưỡng tâm hồn 


Võ thuật dạy chúng ta rằng: “Để gặt hái những thành công nhất định về sức khỏe toàn diện của việc huấn luyện, chúng ta cũng phải cho phép linh hồn của chúng ta được nuôi dưỡng. Điều này thấm vào ngay cả trong cuộc sống cá nhân, bên ngoài giới hạn của phòng tập thể dục.”

Bởi khả năng võ thuật trao quyền cho chúng ta – kiến ​​thức về tự vệ, sự đồng bộ giữa tâm trí, cơ thể và linh hồn – mỗi người có trách nhiệm làm điều đúng đắn trong mọi tình huống. Thông qua học võ, bạn có thể thấy được những bản sắc cá nhân của mình.

3. Cân bằng giữa công việc, giải trí và vận động

Vận động là cách dễ nhất có thể giúp bạn xua tan những căng thẳng hay mệt mỏi sau một ngày làm việc. Võ thuật như một công cụ trung gian giúp mỗi người cân bằng được những căng thẳng đó. Đây cũng là một cách giải trí rất tuyệt vời và hiệu quả.

4.Cải thiện toàn bộ cơ thể bạn


Cuối cùng nhưng chắc chắn không phải là ít nhất, võ thuật giúp chúng tôi cải thiện một võ sinh trên toàn bộ các mặt của cơ thể. Bởi vì nó nhắm mục tiêu phát triển thể chất, tinh thần và tinh thần tổng thể, võ thuật đưa ra tiềm năng thực sự, cho chúng ta thấy những gì chúng ta có thể thực hiện và nhiều hơn nữa.

Khi toàn bộ bản thể của bạn thống nhất, khi mọi thứ hoạt động cùng nhau, đó là khi bạn có thể đạt được tiềm năng của mình và đạt được nhiều hơn bạn từng mơ ước. Võ thuật có sức mạnh để mang lại điều này bằng cách tăng cường mọi phần của bạn.

Đây là những cách mà võ thuật giúp bạn cải thiện được cuộc sống. Nếu có thể, có điều kiện vè thời gian và đam mê. Hãy tập môn võ thuật nào đó, chắc chắn bạn sẽ thấy cuộc sống cân bằng hơn rất nhiều.

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2018

Các cách để đánh lại đối thủ có thể hình to hơn khi tự vệ

Không ai muốn xảy ra các trận xô xát, đánh nhau trên đường phố. Nhưng không phải lúc nào bạn cũng kiểm soát được điều này. Tự vệ đường phố không có quy tắc, luật lệ, chia hạng cân hay trọng tài. Dưới đây là một số gợi ý dánh cho bạn.

Luôn có ý thức né tránh nguy hiểm

Trong mọi tình huống, tốt nhất nên xem xét các lựa chọn.Quan trọng nhất vẫn là việc bạn có bỏ chạy được hay không, khả năng khống chế đối thủ của bạn là bao nhiêu. Vì lý do gì đó, nếu bạn không thể chạy thoát, hãy di chuyển để đảm bảo rằng bạn đang đứng ở khoảng cách an toàn so với kẻ to lớn kia.  Đừng bao giờ để đôi thủ áp sát bản thân quá gần.

Kiểm soát cự li và khoảng cách

Cư ly, khoảng cách có vai trò rất lớn trong tự vệ. Cự li an toàn nhất là khi bạn ở ngoài tầm với của đối phương. Ở khoảng cách này, bạn không thể tiếp cận đối phương và họ không thể tiếp cận bạn. Đây là khoảng cách an toàn.

Cự li an toàn khác là khi bạn áp sát đối thủ, không có sự tách biệt giữa hai cơ thể. Đây cũng được coi là khoảng cách an toàn bởi vì đối thủ của bạn không thể tấn công ở khoảng cách quá gần như vậy. Khoảng cách cự li còn lại là cự li nguy hiểm nhất. Nó nằm ở giữa hai khu vực đề cập ở trên. 

Lưu ý các chiêu thức tự vệ


Sau khi đã hiểu được khoảng cách thích hợp để đối phó, bạn cần phải hiểu các kỹ thuật và chiến thuật cần để chiến đấu. Bạn có thể sử dụng những đòn tự vệ như: 

  • Quỳ xuống bằng hai chân và đè đối thủ, tận dụng thời gian, khoảng cách.
  • Đè đối thủ bằng chân (full mount), đòn này rất phổ biến nếu ai đã từng học BJJ hay môn vật Judo
  • Đừng cố ôm đầu đối thủ
  • Bám sát lợi thế của bạn
  • Phá sức của đối thủ: mục đích để đối thủ tiêu hao nhiều năng lượng trước mình sau đó thì tung cú đấm về phía đối thủ
  • Đừng để ý đến ‘quy tắc’. Nếu bạn để ý đến quy tắc trong một cuộc chiến đường phố thì bạn chắc chắn sẽ bị thua ngay lập tức. Hãy chiến đấu có có nguyên tắc và theo bản năng.
Trên đây là một số chia sẻ của Võ thuật Tây Sơn. Hy vọng chúng có ích cho bạn và giúp bạn chiến thắng trong những trận solo đường phố.


Thứ Năm, 18 tháng 10, 2018

Những bí quyết sinh tồn trong các trận tự vệ đường phố

Kỹ năng hay trình độ võ thuật thật sự rất quan trọng. Nhưng trong một trận đấu đường phố thì dù bạn có đai đen hay trình độ cao, bạn có thể bị nguy hiểm. Các yếu tố ngoại cảnh cũng đóng một vai trò quan trọng. Hãy cùng Võ Thuật Tây Sơn tìm hiểu về những bí quyết sinh tồn trong các trận tự vệ đường phố. 

Hiểu về bản chất của võ thuật và thực chiến


Dù bạn có đang học bất kỳ một môn võ thực chiến nguy hiểm nào thì có một sự thật bạn cần phải chấp nhận đó là: Không một môn võ nào chuẩn bị cho bạn 100% giống như thực tế. Mọi chiêu thức trong võ thuật đều là mô phỏng thực tế. và thực tế mô phỏng thì không bao giờ chính xác tuyệt đối.

Tất cả các chiêu thức bạn học đều rất rắc rối trong tự vệ thực tế. Khi bạn đang ở trong một trận chiến đường phố, đa phần con người ta đều làm theo bản năng. Vì vậy bớt ảo tưởng về tính thực chiến của võ thuật cũng là việc bạn cần phải chuẩn bị.

Trên đường phố, sẽ không có trọng tài và luật lệ

Đấu trên đường phố sẽ không như bạn bước lên võ đài, có luật lệ và trọng tài
Đấu trên đường phố sẽ không như bạn bước lên võ đài, có luật lệ và trọng tài
Dưới đây là 2 điều bạn cần biết rõ khi đang ở trong cuộc chiến trên võ đài đường phố: 

– Trên võ đài: bạn sẽ có luật chơi, có trọng tài cho ngừng trận đấu nếu bạn bị hạ Knock-out hay có vấn đề về sức khỏe, thể lực. Hoặc ít nhất bạn cũng có thời gian để chuẩn bị về tâm lý, kỹ thuật trước khi thi đấu. Thậm chí nhiều môn võ bạn còn được mang theo đồ bảo hộ.

– Khi tự vệ đường phố, thực chiến: Trận đánh nhau nào cũng sẽ xảy ra băng một màn đấu khẩu trước. Và nếu màn này đủ lâu thì bạn có đủ thời chuẩn bị. Nhưng khi gặp cướp, gặp tấn công bất ngờ, đối thủ có nhiều người hoặc chúng có binh khí. Sẽ không có một luật lệ nào, không có sự chuẩn bị, chắc chắn nếu phản xạ không tốt bạn sẽ nguy hiểm. 

Hiểu được kỹ năng “tối thượng” của tự vệ đường phố

Bạn cần hiểu về kỹ năng tối thượng của tự vệ đường phố

Chúng ta đang nói về kỹ năng để sống sót khi tự vệ đường phố chứ không phải việc bạn tay không bắt cướp rồi xuất hiện trên các đầu báo ngày hôm sau. Đó chính là vấn đề sống còn. Những kĩ năng cần thiết nhất cho thực chiến không phải là quả đấm của Boxing, quả khóa tay tước vũ khí của Aikido, quả vật khóa của Jiu-Jitsu như bạn vẫn tưởng.

Một số kỹ năng khi tự vệ đường phố: 

– Kỹ năng nhận thức mối nguy hiểm: Phải nhận thức được liệu xung đột có khả năng xảy ra? Liệu người ta có tấn công mình? Có bao nhiêu người? Có hung khí hay không, nếu có thì là cái gì? Và CÓ CHẠY ĐƯỢC HAY KHÔNG?

– Duy trì khoảng cách để có thời gian ứng phó và chuẩn bị khi bị tấn công.

– Cầu cứu nếu đối phương quá mạnh hoặc quá đông.

Khả năng tự vệ chống dao thành công là bao nhiêu?


Dao là một vũ khí phổ biến và thông dụng ở nước ta. Có nhiều người luôn ảo tưởng về khả năng chống dao trong thực tế. Đặc biệt là tay không tự vệ chống dao như nhiều clip hướng dẫn. Tất cả các clip này hầu hết bạn đều không thể sử dụng được. Ngay cả các lực lượng cảnh sát cũng cần phải có áo bảo hộ, súng và đội nhóm thì mới khống chế được một kẻ mang dao. Vậy nên đừng bao giờ học những clip trên mạng, rất có thể bạn đang tự sát đó. 

– Chạy nếu có thể. Phải nghĩ đến chạy đầu tiên khi tự vệ đường phố mà đối thủ có giao.

– Nếu tay không thì dùng tay thủ thế và che chắn ở các vị trí nguy hiểm, cố gắng gạt dao và tách thế áp sát của đối thủ. Khi đã tách đủ xa thì chạy ngay lập tức.

Trong một cuộc chiến đường phố thứ bạn cần là an toàn của bản thân. Hy vọng những chia sẻ trên là hữu ích dành cho bạn. Chúc bạn may mắn và thành công.

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2018

Hướng dẫn tự vệ khi bị tấn công bằng đoản côn

Hiện nay có nhiều người mua các loại côn nhị khúc ghép gậy có thể lắp thành đoản côn để tự vệ. Lực đánh và mức độ sát thương của loại vũ khí này cũng rất cao. Nếu như bạn có không may bị tấn công bằng loại vũ khí này thì dưới đây là một trong những cách tự vệ khi bị tấn công bằng đoản côn.

Chống lại đoản côn bằng gậy

Trước khi học các cách tự vệ khỏi bị tấn công bằng đoản côn thì bạn hay xem xét tương quan lực lượng và khả năng chiến đấu tự vệ thực tế để đảm bảo an toàn nhé.

Đoản côn là gì?

Nhiều người khi nhắc đến côn thì thường nghĩ ngay đến côn nhị khúc. Tuy nhiên, “côn” trong Hán-Việt nghĩa là roi hoặc gậy. Loại gậy dài thì được gọi là trường côn và loại có chiều dài từ 50cm đến 1m thì được gọi là đoản côn.

Trước đây, trên chiến trường thì loại vũ khí này được gọi là roi chiến. Ngoài việc được sử dụng để chiến đấu ở chiến trường, đoản côn còn được dùng để tập trận ở trường tập. Hiện nay, đoản côn hầ hết được làm từ inox đặc nên lực sát thương của nó khá lớn.

Một số cách tự vệ khi bị tấn công bằng đoản côn

Do lực sát thương là khá lớn nên nếu bị đoản côn tấn công vào các phần đầu, bụng,… sẽ khá nguy hiểm. Bạn có thể tham khảo một số cách tự vệ hiệu quả dưới đây: 

Chống lại đoản côn bằng cách vụt trên đầu (Bổ thượng) 

Đây cũng là một trong những cách để tự vệ chống côn hiệu quả. Khi tấn công vào phần đầu của đối thủ, theo phản xạ tự nhiên, đối thủ sẽ buông côn để giữ phần đầu. Sau đó bạn có thể thoát khỏi thế tấn công nguy hiểm.


Hướng dẫn thực hiện động tác: Chân trái bước qua bên trái, trái tay phải gạt bắt để gạt côn hoặc làm lạc hướng thế vụt côn của đối thủ. Chân phải đá vào sườn, chỏ phải đánh vào gáy để tạo đau đớn cho đối thủ khiến đối thủ phải buông côn ra. 

Chống lại đoản côn bằng cách đánh vào thái dương, hõm vai 

Vùng thái dương khá nguy hiểm, bạn có thể lựa chọn vùng hõm vai vì vùng này có phần xương quai xanh. Nếu bị đánh vào những phần này thì sẽ gây đau và bạn sẽ có cơ hội chạy thoát hay phản công. Trong các trường hợp nguy hiểm tốt nhất bạn nên thoát thân để đảm bảo an toàn. Lưu ý khi đánh vào thái dương đối thủ cần kiểm soát lực tốt để không gây nguy hiểm đến tính mạng.

Cách thực hiện:

Cách 1: Chân trái bước qua trái, tay phải gạt bắt tay, chân phải đá dóng vào sườn và triệt kheo chân, tay trái vớt tóc tay phải chặt vào hầu.

Cách 2: Chân trái bước đệm một bước nhỏ qua phải, chân phải bước vào giữa hai chân của đối phương  tay phải đánh vào hầu và kết hợp cùng lúc vuốt theo chiều côn vụt, gối phải đánh vào sườn bẻ tay tước côn.

Chống lại đoản côn bằng côn nhị khúc


Côn nhị khúc cũng là một công cụ tuyệt vời để khắc chế lại đoản côn. Dây xích chính là phần có thể khóa thế tấn công hoặc đoạt lại vũ khí của đối thủ. 

Cách thực hiện: Hai tay cầm hai đầu côn nhị khúc, khi đoản côn vụt đến, anh em dùng dây xích của côn nhị khúc khóa đoản côn lại. Ngăn thế tấn công của đối thủ và giảm lực ngay lập tức của đòn tấn công đánh tới.

Trên đây là những chia sẻ của Võ Thuật Tây Sơn. Hy vọng bạn thành công với những pha tự vệ trong thực tế chiến đấu.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn các động tác loan côn cơ bản cho người mới tập

Thứ Ba, 9 tháng 10, 2018

Dạy các động tác loan côn cơ bản cho người mới tập

Loan côn là một kỹ thuât rất căn bản. Dù bạn có tập côn nhị khúc biểu diễn hay côn nhị khúc thực chiến thì đây cũng là 1 skill bắt buộc phải học. Nếu không có các kỹ năng loan côn thì bạn cũng rất khó khăn để học tập các loại kỹ năng khác. 

Nếu bạn muốn học loan côn nhị khúc thì có thể xem một số video dạy loan côn nhị khúc dưới đây do võ sư Trâu Điên hướng dẫn nhé!

Loan côn nhị khúc cơ bản số 1


Đây là động tác cơ bản nhất cho những người mới tập. Động tác này chủ yếu để cho các côn thủ có thể làm quen với côn, học cách khống chế các đường côn đánh ra và có thể di chuyển côn linh hoạt khi sử dụng. Nếu xét theo mức độ, đây là kỹ thuật dễ nhất. Anh em nên học nhuần nhuyễn kỹ thuật loan côn nhị khúc cơ bản số 1 rồi mới đến các động tác loan côn tiếp theo.

Loan côn cánh bướm

Loan côn cánh bướm là một kỹ thuật loan côn nhị khúc cơ bản phục vụ cho những anh em muốn tập luyện côn nhị khúc biểu diễn. Động tác loan côn này sẽ làm cho 2 đầu thân côn gập lại và chuyển động lên xuống giống như động tác đập của cánh bướm. Nhìn trực quan bên ngoài, kiểu loan côn này rất bắt mắt nên thường dùng trong biểu diễn nhiều hơn vì nó không có tính tấn công hay tự vệ gì.



Điểm mấu chốt ở kỹ thuật loan côn cánh bướm là bạn cần điểu chỉnh lực ở phần dây xích sao cho dây có thể vòng qua ngón tay và hai đầu thân côn không bị va vào nhau khi tập.

Loan côn số 8

Thêm một kỹ thuật loan côn nhị khúc căn bản khác mà bạn có thể học tập. Loan côn hình số 8 khá khó nên anh em cần chú ý thật kỹ không rất có thể gặp phải một số chấn thương khi tập luyện côn nhị khúc đấy nhé.  

Loan côn lật tay một chiều


Bạn cũng có thể học loan côn lật tay, kỹ thuật này được sử dụng cả trong thực chiến và trong biểu diễn. Điểm chính của động tác loan côn lật tay là côn có thể di chuyển quanh mu bàn tay. Với người mới tập thì thường chỉ tập được 1-2 lần vì côn không thể lăn được trên mu bàn tay vì thiếu đà. 

Trên đây là môt số động tác loan côn nhị khúc mà bạn có thể tự luyện tập nếu không tìm được cho mình một thầy dạy. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp anh em tập luyện dễ dàng hơn. Chúc bạn thành công!