Thứ Ba, 14 tháng 8, 2018

Hướng dẫn tập luyện 13 chiêu thức côn nhị khúc đơn căn bản (phần 3)

Chắc hẳn bạn đã theo dõi phần 1 và phần 2 của 13 thức côn nhị khúc đơn căn bản. Tiếp theo, để anh em có thể ghép lại thành 1 bài quyền hoàn chỉnh, Võ Thuật Tây Sơn sẽ giúp anh em tìm hiểu thêm về 3 chiêu thức kế tiếp trong bài quyền pháp này nhé!

Xạ côn thế – Chiêu thức đung để tấn công địch phía trước mặt

Mục tiêu tấn công chủ yếu của chiêu thức này là các bộ phận trước mặt và vùng đầu của đối thủ như: trán, cằm, mũi, phần ngực,...

Anh em luyện tập chiêu thức này theo quy trình sau:

Xạ côn thế


(1) tay phải nắm 2 thân côn, xắp bằng nhau và để lên vai. Lưu ý là không được một cao một thấp, điều này sẽ ảnh hưởng đến luyện tập. Khi để côn lên vai, anh em lưu ý là để côn song song với mặt đất. 

(2) Kình lực tập trung vào tay phải. Lấy ngón tay cái và lòng bàn tay kẹp chặt phía bên dưới của côn. Dùng kình lực bắn mạnh khúc côn chồng mé lòng bàn tay ra phía trước. Lưu ý là sử dụng chủ yếu lực ở cánh tay và cổ tay.

(3) Khi côn đã đi hết thế, anh em giật côn trở về phía sau. Khi thu côn,cho hai khúc côn xếp lại và nắm trong lòng bàn tay như trước. Luyện tập tay trái và tay phải đồng đều nhau.

Xạ côn thế có thể được kết hợp rất tốt với 3 chiêu thức Lưu tinh cản nguyệt Tiền hậu tấu trảm tạo nên thế tấn công và phòng thủ rất tốt. 

Tuyết Hoa Cái Đỉnh (Hoa Tuyết Che Đầu)

Tuyết hoa cái đỉnh

Khi sử dụng tư thế này, anh em có thể bảo vệ được phần đầu của mình. Các điểm mà chiêu thức này có thể tấn công đó là: huyệt thái dương, mặt, cằm dưới và phần cổ. Đây là chiêu thức được áp dụng khá nhiều khi múa côn. 

Anh em để côn trên đầu, một tay cẩm một khúc côn, tay còn lại xoay hình tròn theo mặt phẳng. Hai tay thay phiên nhau luyện tập, thực hiện xoay các vòng ngược chiều nhau. (hình 36)

Lưu ý: Tuy tư thế tập côn này khá dễ nhưng nó cũng gây ra một số chấn thương nhất định đặc biệt là ở vùng đầu khi bạn không kiểm soát được côn. Vậy nên hãy tập từ từ và thành thạo các kỹ thuật từ căn bản nhất.

Chiêu thức này có thể nối tiếp với chiêu thức Lưu tinh cản nguyệt và Tả hữu phùng thiên. 

Phiên sơn việt lãnh (trèo núi vượt đỉnh) 

Thế côn này có thể sử dụng để luyện tập cách phản xạ và độ linh hoạt cho đôi tay, phối hợp đồng đều các bộ phận trên cơ thể. Các bộ phận trên cơ thể phối hợp đồng bộ với nhau. Các động tác côn trong chiêu thức này có thể làm đối thủ rối trí và đánh lạc hướng kẻ địch và anh em thừa cơ lên gối hạ gục đối thủ.  
Phiên sơn việt lãnh

Cách thức luyện tập 

(1) Anh em có thể đứng trong tư thế tự nhiên nhất và hai tay nắm côn (hình 37)

(2) Sau đó buông tay trái ra, tay phải nắm lấy một thân côn và đánh theo hướng vòng xuống, ra xa và lên đầu. Đồng thời, anh em cần chuyển động cổ tay để côn có thể chuyển động vòng tròn hướng qua trái, phải rồi hạ xuống.

(3) Dưa côn ra đằng sau vai đồng thời xoay eo và để phần dây xích côn phía dưới ép sát eo lưng. Sau đó, tay trái nhanh chóng từ phía trước chuyển sang phía sau lưng. Sử dụng phương pháp này luyện tập với hai tqay để đạt hiệu quả.

(4) Khi côn chạy đến phần eo, lưng phải cho phàn dây nối của côn áp sát vào lưng. Phàn eo anh em cần vặn theo cho hết đà rồi xoay ngược lại. Lưu ý cho các anh em mới tập, không nên dùng sức quá mạnh nếu không rất dễ gặp phải chấn thương.

Trên đây là 3 chiêu tiếp theo trong bộ quyền pháp côn nhị khúc đơn căn bản. Chúc anh em có những buổi tập côn nhị khúc hiệu quả và an toàn. 

Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá

Bài liên quan


EmoticonEmoticon