Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018

Nếu muốn cân bằng cuộc sống tốt hơn, hãy đến với võ thuật

Cuộc sống chắc chắn sẽ có nhiều lúc bạn cảm thấy áp lực, xô vồ khiến bạn không thể cân bằng được. Vậy làm sao để có thể cân bằng cuộc sống tôt nhất. Dưới đây là những lý do mà bạn nên đến với võ thuật khi mất cân bằng trong cuộc sống.  Võ thuật liệu có giúp ích cho bản thân của mỗi người?  

1.Tập thể dục không chỉ là rèn luyện sức khỏe


Võ thuật, nó đương nhiên sẽ là một cơ hội giúp bạn rèn luyện sức khỏe, tăng cường thể lực. Việc tập võ chắc chắn sẽ mang lại cho bạn một sức khỏe dồi dào và một vóc dáng như ý. Đây là là lợi ích thường thấy nhất của võ hay thể thao. 

Khi bạn bắt đầu luyện tập võ thuật, bạn sẽ thấy những thay đổi mạnh mẽ trong cơ thể. Nhưng cũng mong đợi những cải thiện tính cách tích cực. Những lợi ích của việc tập luyện chắc chắn sẽ tăng cường mọi khía cạnh của cuộc sống của bạn thức dậy. Chính vì thế mà, võ thuật không chỉ đơn giản là rèn luyện sức khỏe.

2. Nuôi dưỡng tâm hồn 


Võ thuật dạy chúng ta rằng: “Để gặt hái những thành công nhất định về sức khỏe toàn diện của việc huấn luyện, chúng ta cũng phải cho phép linh hồn của chúng ta được nuôi dưỡng. Điều này thấm vào ngay cả trong cuộc sống cá nhân, bên ngoài giới hạn của phòng tập thể dục.”

Bởi khả năng võ thuật trao quyền cho chúng ta – kiến ​​thức về tự vệ, sự đồng bộ giữa tâm trí, cơ thể và linh hồn – mỗi người có trách nhiệm làm điều đúng đắn trong mọi tình huống. Thông qua học võ, bạn có thể thấy được những bản sắc cá nhân của mình.

3. Cân bằng giữa công việc, giải trí và vận động

Vận động là cách dễ nhất có thể giúp bạn xua tan những căng thẳng hay mệt mỏi sau một ngày làm việc. Võ thuật như một công cụ trung gian giúp mỗi người cân bằng được những căng thẳng đó. Đây cũng là một cách giải trí rất tuyệt vời và hiệu quả.

4.Cải thiện toàn bộ cơ thể bạn


Cuối cùng nhưng chắc chắn không phải là ít nhất, võ thuật giúp chúng tôi cải thiện một võ sinh trên toàn bộ các mặt của cơ thể. Bởi vì nó nhắm mục tiêu phát triển thể chất, tinh thần và tinh thần tổng thể, võ thuật đưa ra tiềm năng thực sự, cho chúng ta thấy những gì chúng ta có thể thực hiện và nhiều hơn nữa.

Khi toàn bộ bản thể của bạn thống nhất, khi mọi thứ hoạt động cùng nhau, đó là khi bạn có thể đạt được tiềm năng của mình và đạt được nhiều hơn bạn từng mơ ước. Võ thuật có sức mạnh để mang lại điều này bằng cách tăng cường mọi phần của bạn.

Đây là những cách mà võ thuật giúp bạn cải thiện được cuộc sống. Nếu có thể, có điều kiện vè thời gian và đam mê. Hãy tập môn võ thuật nào đó, chắc chắn bạn sẽ thấy cuộc sống cân bằng hơn rất nhiều.

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2018

Các cách để đánh lại đối thủ có thể hình to hơn khi tự vệ

Không ai muốn xảy ra các trận xô xát, đánh nhau trên đường phố. Nhưng không phải lúc nào bạn cũng kiểm soát được điều này. Tự vệ đường phố không có quy tắc, luật lệ, chia hạng cân hay trọng tài. Dưới đây là một số gợi ý dánh cho bạn.

Luôn có ý thức né tránh nguy hiểm

Trong mọi tình huống, tốt nhất nên xem xét các lựa chọn.Quan trọng nhất vẫn là việc bạn có bỏ chạy được hay không, khả năng khống chế đối thủ của bạn là bao nhiêu. Vì lý do gì đó, nếu bạn không thể chạy thoát, hãy di chuyển để đảm bảo rằng bạn đang đứng ở khoảng cách an toàn so với kẻ to lớn kia.  Đừng bao giờ để đôi thủ áp sát bản thân quá gần.

Kiểm soát cự li và khoảng cách

Cư ly, khoảng cách có vai trò rất lớn trong tự vệ. Cự li an toàn nhất là khi bạn ở ngoài tầm với của đối phương. Ở khoảng cách này, bạn không thể tiếp cận đối phương và họ không thể tiếp cận bạn. Đây là khoảng cách an toàn.

Cự li an toàn khác là khi bạn áp sát đối thủ, không có sự tách biệt giữa hai cơ thể. Đây cũng được coi là khoảng cách an toàn bởi vì đối thủ của bạn không thể tấn công ở khoảng cách quá gần như vậy. Khoảng cách cự li còn lại là cự li nguy hiểm nhất. Nó nằm ở giữa hai khu vực đề cập ở trên. 

Lưu ý các chiêu thức tự vệ


Sau khi đã hiểu được khoảng cách thích hợp để đối phó, bạn cần phải hiểu các kỹ thuật và chiến thuật cần để chiến đấu. Bạn có thể sử dụng những đòn tự vệ như: 

  • Quỳ xuống bằng hai chân và đè đối thủ, tận dụng thời gian, khoảng cách.
  • Đè đối thủ bằng chân (full mount), đòn này rất phổ biến nếu ai đã từng học BJJ hay môn vật Judo
  • Đừng cố ôm đầu đối thủ
  • Bám sát lợi thế của bạn
  • Phá sức của đối thủ: mục đích để đối thủ tiêu hao nhiều năng lượng trước mình sau đó thì tung cú đấm về phía đối thủ
  • Đừng để ý đến ‘quy tắc’. Nếu bạn để ý đến quy tắc trong một cuộc chiến đường phố thì bạn chắc chắn sẽ bị thua ngay lập tức. Hãy chiến đấu có có nguyên tắc và theo bản năng.
Trên đây là một số chia sẻ của Võ thuật Tây Sơn. Hy vọng chúng có ích cho bạn và giúp bạn chiến thắng trong những trận solo đường phố.


Thứ Năm, 18 tháng 10, 2018

Những bí quyết sinh tồn trong các trận tự vệ đường phố

Kỹ năng hay trình độ võ thuật thật sự rất quan trọng. Nhưng trong một trận đấu đường phố thì dù bạn có đai đen hay trình độ cao, bạn có thể bị nguy hiểm. Các yếu tố ngoại cảnh cũng đóng một vai trò quan trọng. Hãy cùng Võ Thuật Tây Sơn tìm hiểu về những bí quyết sinh tồn trong các trận tự vệ đường phố. 

Hiểu về bản chất của võ thuật và thực chiến


Dù bạn có đang học bất kỳ một môn võ thực chiến nguy hiểm nào thì có một sự thật bạn cần phải chấp nhận đó là: Không một môn võ nào chuẩn bị cho bạn 100% giống như thực tế. Mọi chiêu thức trong võ thuật đều là mô phỏng thực tế. và thực tế mô phỏng thì không bao giờ chính xác tuyệt đối.

Tất cả các chiêu thức bạn học đều rất rắc rối trong tự vệ thực tế. Khi bạn đang ở trong một trận chiến đường phố, đa phần con người ta đều làm theo bản năng. Vì vậy bớt ảo tưởng về tính thực chiến của võ thuật cũng là việc bạn cần phải chuẩn bị.

Trên đường phố, sẽ không có trọng tài và luật lệ

Đấu trên đường phố sẽ không như bạn bước lên võ đài, có luật lệ và trọng tài
Đấu trên đường phố sẽ không như bạn bước lên võ đài, có luật lệ và trọng tài
Dưới đây là 2 điều bạn cần biết rõ khi đang ở trong cuộc chiến trên võ đài đường phố: 

– Trên võ đài: bạn sẽ có luật chơi, có trọng tài cho ngừng trận đấu nếu bạn bị hạ Knock-out hay có vấn đề về sức khỏe, thể lực. Hoặc ít nhất bạn cũng có thời gian để chuẩn bị về tâm lý, kỹ thuật trước khi thi đấu. Thậm chí nhiều môn võ bạn còn được mang theo đồ bảo hộ.

– Khi tự vệ đường phố, thực chiến: Trận đánh nhau nào cũng sẽ xảy ra băng một màn đấu khẩu trước. Và nếu màn này đủ lâu thì bạn có đủ thời chuẩn bị. Nhưng khi gặp cướp, gặp tấn công bất ngờ, đối thủ có nhiều người hoặc chúng có binh khí. Sẽ không có một luật lệ nào, không có sự chuẩn bị, chắc chắn nếu phản xạ không tốt bạn sẽ nguy hiểm. 

Hiểu được kỹ năng “tối thượng” của tự vệ đường phố

Bạn cần hiểu về kỹ năng tối thượng của tự vệ đường phố

Chúng ta đang nói về kỹ năng để sống sót khi tự vệ đường phố chứ không phải việc bạn tay không bắt cướp rồi xuất hiện trên các đầu báo ngày hôm sau. Đó chính là vấn đề sống còn. Những kĩ năng cần thiết nhất cho thực chiến không phải là quả đấm của Boxing, quả khóa tay tước vũ khí của Aikido, quả vật khóa của Jiu-Jitsu như bạn vẫn tưởng.

Một số kỹ năng khi tự vệ đường phố: 

– Kỹ năng nhận thức mối nguy hiểm: Phải nhận thức được liệu xung đột có khả năng xảy ra? Liệu người ta có tấn công mình? Có bao nhiêu người? Có hung khí hay không, nếu có thì là cái gì? Và CÓ CHẠY ĐƯỢC HAY KHÔNG?

– Duy trì khoảng cách để có thời gian ứng phó và chuẩn bị khi bị tấn công.

– Cầu cứu nếu đối phương quá mạnh hoặc quá đông.

Khả năng tự vệ chống dao thành công là bao nhiêu?


Dao là một vũ khí phổ biến và thông dụng ở nước ta. Có nhiều người luôn ảo tưởng về khả năng chống dao trong thực tế. Đặc biệt là tay không tự vệ chống dao như nhiều clip hướng dẫn. Tất cả các clip này hầu hết bạn đều không thể sử dụng được. Ngay cả các lực lượng cảnh sát cũng cần phải có áo bảo hộ, súng và đội nhóm thì mới khống chế được một kẻ mang dao. Vậy nên đừng bao giờ học những clip trên mạng, rất có thể bạn đang tự sát đó. 

– Chạy nếu có thể. Phải nghĩ đến chạy đầu tiên khi tự vệ đường phố mà đối thủ có giao.

– Nếu tay không thì dùng tay thủ thế và che chắn ở các vị trí nguy hiểm, cố gắng gạt dao và tách thế áp sát của đối thủ. Khi đã tách đủ xa thì chạy ngay lập tức.

Trong một cuộc chiến đường phố thứ bạn cần là an toàn của bản thân. Hy vọng những chia sẻ trên là hữu ích dành cho bạn. Chúc bạn may mắn và thành công.

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2018

Hướng dẫn tự vệ khi bị tấn công bằng đoản côn

Hiện nay có nhiều người mua các loại côn nhị khúc ghép gậy có thể lắp thành đoản côn để tự vệ. Lực đánh và mức độ sát thương của loại vũ khí này cũng rất cao. Nếu như bạn có không may bị tấn công bằng loại vũ khí này thì dưới đây là một trong những cách tự vệ khi bị tấn công bằng đoản côn.

Chống lại đoản côn bằng gậy

Trước khi học các cách tự vệ khỏi bị tấn công bằng đoản côn thì bạn hay xem xét tương quan lực lượng và khả năng chiến đấu tự vệ thực tế để đảm bảo an toàn nhé.

Đoản côn là gì?

Nhiều người khi nhắc đến côn thì thường nghĩ ngay đến côn nhị khúc. Tuy nhiên, “côn” trong Hán-Việt nghĩa là roi hoặc gậy. Loại gậy dài thì được gọi là trường côn và loại có chiều dài từ 50cm đến 1m thì được gọi là đoản côn.

Trước đây, trên chiến trường thì loại vũ khí này được gọi là roi chiến. Ngoài việc được sử dụng để chiến đấu ở chiến trường, đoản côn còn được dùng để tập trận ở trường tập. Hiện nay, đoản côn hầ hết được làm từ inox đặc nên lực sát thương của nó khá lớn.

Một số cách tự vệ khi bị tấn công bằng đoản côn

Do lực sát thương là khá lớn nên nếu bị đoản côn tấn công vào các phần đầu, bụng,… sẽ khá nguy hiểm. Bạn có thể tham khảo một số cách tự vệ hiệu quả dưới đây: 

Chống lại đoản côn bằng cách vụt trên đầu (Bổ thượng) 

Đây cũng là một trong những cách để tự vệ chống côn hiệu quả. Khi tấn công vào phần đầu của đối thủ, theo phản xạ tự nhiên, đối thủ sẽ buông côn để giữ phần đầu. Sau đó bạn có thể thoát khỏi thế tấn công nguy hiểm.


Hướng dẫn thực hiện động tác: Chân trái bước qua bên trái, trái tay phải gạt bắt để gạt côn hoặc làm lạc hướng thế vụt côn của đối thủ. Chân phải đá vào sườn, chỏ phải đánh vào gáy để tạo đau đớn cho đối thủ khiến đối thủ phải buông côn ra. 

Chống lại đoản côn bằng cách đánh vào thái dương, hõm vai 

Vùng thái dương khá nguy hiểm, bạn có thể lựa chọn vùng hõm vai vì vùng này có phần xương quai xanh. Nếu bị đánh vào những phần này thì sẽ gây đau và bạn sẽ có cơ hội chạy thoát hay phản công. Trong các trường hợp nguy hiểm tốt nhất bạn nên thoát thân để đảm bảo an toàn. Lưu ý khi đánh vào thái dương đối thủ cần kiểm soát lực tốt để không gây nguy hiểm đến tính mạng.

Cách thực hiện:

Cách 1: Chân trái bước qua trái, tay phải gạt bắt tay, chân phải đá dóng vào sườn và triệt kheo chân, tay trái vớt tóc tay phải chặt vào hầu.

Cách 2: Chân trái bước đệm một bước nhỏ qua phải, chân phải bước vào giữa hai chân của đối phương  tay phải đánh vào hầu và kết hợp cùng lúc vuốt theo chiều côn vụt, gối phải đánh vào sườn bẻ tay tước côn.

Chống lại đoản côn bằng côn nhị khúc


Côn nhị khúc cũng là một công cụ tuyệt vời để khắc chế lại đoản côn. Dây xích chính là phần có thể khóa thế tấn công hoặc đoạt lại vũ khí của đối thủ. 

Cách thực hiện: Hai tay cầm hai đầu côn nhị khúc, khi đoản côn vụt đến, anh em dùng dây xích của côn nhị khúc khóa đoản côn lại. Ngăn thế tấn công của đối thủ và giảm lực ngay lập tức của đòn tấn công đánh tới.

Trên đây là những chia sẻ của Võ Thuật Tây Sơn. Hy vọng bạn thành công với những pha tự vệ trong thực tế chiến đấu.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn các động tác loan côn cơ bản cho người mới tập

Thứ Ba, 9 tháng 10, 2018

Dạy các động tác loan côn cơ bản cho người mới tập

Loan côn là một kỹ thuât rất căn bản. Dù bạn có tập côn nhị khúc biểu diễn hay côn nhị khúc thực chiến thì đây cũng là 1 skill bắt buộc phải học. Nếu không có các kỹ năng loan côn thì bạn cũng rất khó khăn để học tập các loại kỹ năng khác. 

Nếu bạn muốn học loan côn nhị khúc thì có thể xem một số video dạy loan côn nhị khúc dưới đây do võ sư Trâu Điên hướng dẫn nhé!

Loan côn nhị khúc cơ bản số 1


Đây là động tác cơ bản nhất cho những người mới tập. Động tác này chủ yếu để cho các côn thủ có thể làm quen với côn, học cách khống chế các đường côn đánh ra và có thể di chuyển côn linh hoạt khi sử dụng. Nếu xét theo mức độ, đây là kỹ thuật dễ nhất. Anh em nên học nhuần nhuyễn kỹ thuật loan côn nhị khúc cơ bản số 1 rồi mới đến các động tác loan côn tiếp theo.

Loan côn cánh bướm

Loan côn cánh bướm là một kỹ thuật loan côn nhị khúc cơ bản phục vụ cho những anh em muốn tập luyện côn nhị khúc biểu diễn. Động tác loan côn này sẽ làm cho 2 đầu thân côn gập lại và chuyển động lên xuống giống như động tác đập của cánh bướm. Nhìn trực quan bên ngoài, kiểu loan côn này rất bắt mắt nên thường dùng trong biểu diễn nhiều hơn vì nó không có tính tấn công hay tự vệ gì.



Điểm mấu chốt ở kỹ thuật loan côn cánh bướm là bạn cần điểu chỉnh lực ở phần dây xích sao cho dây có thể vòng qua ngón tay và hai đầu thân côn không bị va vào nhau khi tập.

Loan côn số 8

Thêm một kỹ thuật loan côn nhị khúc căn bản khác mà bạn có thể học tập. Loan côn hình số 8 khá khó nên anh em cần chú ý thật kỹ không rất có thể gặp phải một số chấn thương khi tập luyện côn nhị khúc đấy nhé.  

Loan côn lật tay một chiều


Bạn cũng có thể học loan côn lật tay, kỹ thuật này được sử dụng cả trong thực chiến và trong biểu diễn. Điểm chính của động tác loan côn lật tay là côn có thể di chuyển quanh mu bàn tay. Với người mới tập thì thường chỉ tập được 1-2 lần vì côn không thể lăn được trên mu bàn tay vì thiếu đà. 

Trên đây là môt số động tác loan côn nhị khúc mà bạn có thể tự luyện tập nếu không tìm được cho mình một thầy dạy. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp anh em tập luyện dễ dàng hơn. Chúc bạn thành công!

Thứ Tư, 3 tháng 10, 2018

Bí quyết đánh tan máu bầm khi bị chấn thương

Khi bạn tập luyện côn nhị khúc, việc bạn gặp phải các chấn thương như bầm tím, bong gân,... là chuyện rất thường xảy ra. Nhất là khi bạn là người mới tập. Dưới đây là môt số cách giúp bạn đánh. tan máu bầm khi gặp phải các chấn thương. Những cách này khá đơn giản mà rất hiệu quả khi làm tại nhà.

Chườm đá với các chấn thương nhẹ

Đánh tan vết bầm tím bằng nước đá là cách làm hiệu quả. Khi vừa bị dính đòn, cảm thấy đau điếng, bạn biết chắc rằng nơi đó sẽ xuất hiện một vết bầm xanh, tím hoặc đen trong 1-2 ngày sau. Đừng thử chờ xem vết bầm có hiện lên hay không, vì lúc đó có lẽ đã hơi trễ.

Chườm đá khi bị chấn thương


Hãy dùng một bao nylon chứa nước đá đắp lên ngay chỗ đau hoặc dùng các bao giữ lạnh chứa chất lỏng màu xanh bán tại các tiệm thuốc Tây, bỏ vào ngăn đá vài tiếng rồi đắp lên vết thương (loại này dễ dùng và ít chảy nước hơn là dùng bao nylon đựng nước đá, công hiệu như nhau, nhưng dĩ nhiên đắt tiền hơn).

Đắp nước đá trên chỗ đau chừng 15 phút, lấy ra 15 phút, và đắp lại 15 phút… tiếp tục như vậy trong vài tiếng đồng hồ ngay sau khi bị thương. Nước đá có công dụng làm co các mao quản dẫn đến vết thương, khiến máu không dẫn nhiều đến đó. Vết bầm hình thành do máu bầm tụ lại chung quanh chỗ bị thương. Càng ít máu đến vết thương, vết bầm sẽ càng nhỏ hơn. Ngoài ra, hơi lạnh cũng làm vết thương bị tê, làm giảm sự đau đớn nơi đó.

Đánh tan bầm bằng hơ nóng vào ngày hôm sau

Sau khi đã đắp nước đá trên vết bầm, bạn có thể yên tâm rằng chỗ bầm sẽ không hiện lên xanh hay tím trong ngày hôm sau đối với trường hợp nhẹ. Với trường hợp nặng, bạn vẫn có thể thấy vết bầm này xuất hiện, nhưng thường nhạt và nhỏ. Đây là lúc bạn có thể dùng hơi nóng hơ lên để làm vết bầm tan biến nhanh chóng.

Chườm ấm nếu vết thương của bạn khá nặng

Chườm ấm

Dùng khăn nhúng nước thật nóng, vắt khô rồi đắp lên chỗ bầm; xả lại khi khăn nguội; cứ thế liên tục từ 1 đến 2 tiếng đồng hồ tùy theo vết bầm lớn hay nhỏ. Hơi nóng có tác dụng làm máu lưu thông qua chỗ bầm nhanh hơn, và vì thế sẽ làm vết bầm tan nhanh hơn.

Lý luận này có lẽ không xa lạ gì lắm. Tại Việt Nam, bạn đã từng thấy người ta xoa dầu nóng lên vết bầm. Hành động này không ngoài mục đích giúp máu lưu thông nhanh hơn… Dù sao, chắc chắn sự kết hợp của lạnh và nóng sẽ tốt hơn trường hợp chỉ dùng dầu nóng mà thôi.

Dùng sinh tố C đánh tan vết bầm tím

Sinh tố C cũng là một trong những thuốc làm tan vết bầm rất hiệu nghiệm cho dân võ. Theo nghiên cứu của Đại học North Carolina, những người có ít chất sinh tố C trong cơ thể thường dễ bị bầm hơn và vết bầm cũng lâu tan hơn. Sinh tố C tạo nên những lớp collagen bảo vệ cơ thể.


Những lớp này mỏng hơn ở bàn chân, bàn tay và ở mặt; đó là lý do vết bầm tại các nơi này thường dễ xuất hiện hơn, đậm hơn và lâu tan hơn.  Vì thế, nếu bạn nhận thấy mình dễ bị bầm hơn người khác, đó không phải là do da thịt bạn “độc” hơn đâu, mà chính là do thói quen tiêu thụ ít sinh tố C.
Để ít bị bầm hơn, bạn có thể tiêu thụ khoảng 1.500 mg sinh tố C mỗi ngày. Muốn uống nhiều sinh tố C như vậy, bạn cần có sự đồng ý của bác sĩ. Nếu ngại đến bác sĩ thì hãy cố tiêu thụ nhiều thức ăn có sinh tố C như trái cây có vị chua, rau cải màu xanh lá cây đậm.20

Trên đây là một số chia sẻ của Võ Thuật Tây Sơn. Hy vọng những chia sẻ này có thể giúp bạn xử lý được các chấn thương tốt nhất khi luyện tập. Chúc các bạn có một buổi tập luyện vui vẻ, hiệu quả và an toàn.