Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2018

5 lầm tưởng khi tập võ mà nhiều người thường nghĩ

Có lẽ không ai có thể vỗ ngực mà nói rằng võ thuật là dễ dàng, là công bằng. Bằng chứng là trong số cả triệu người học võ, số người đạt được đai đen chiếm bao nhiêu phần? Quá trình luyện tập võ thuật rất gian khổ mà không phải ai cũng có thể vượt qua được. Dưới đây là những lầm tưởng mà rất nhiều người mắc phải.

1. Bạn luôn nghĩ mình rất giỏi, nhưng thực tế thì ko phải


Thật dễ dàng để suy nghĩ: “Luôn luôn có ai đó giỏi hơn bạn.” Nhưng thực tế là sau tất cả những trải nghiệm của bạn, tất cả các bài tập của bạn, đi đến võ đường để tập luyện 3 ngày trong một tuần, bạn vẫn không thật sự giỏi. Đối với bạn, võ thuật có lẽ chỉ là một sở thích. Hãy bắt đầu thi đấu với một võ sĩ chuyên nghiệp hoặc một nhà vô địch trong môn võ của bạn và chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng tìm ra khoảng cách giữa “giỏi” và “chưa giỏi” xuất phát từ quá trình đào tạo, tập luyện và làm chủ bản thân.

2. Bạn phả thật cao to và lực lưỡng

Điều gì sẽ xảy ra nếu một trận chiến nổ ra giữa hai võ sĩ được huấn luyện thường xuyên, có thể hình, sức mạnh và sức chịu đựng cao? Để có được chiến thắng, bạn sẽ cần một sự kết hợp của kỹ thuật, sức mạnh và độ bền. Bạn cần sức mạnh để thực hiện kỹ thuật của mình, và bạn sẽ cần độ bền để chiến đấu lâu hơn.

3. Vóc dáng rất cần thiết cho tập võ


Bạn chỉ tập luyện các kỹ thuật và các đòn thế trong võ đường. Như thế là không đủ. Bạn cần phải luyện tập nhiều hơn thế nữa. Những bài tập cardio và tập luyện sức mạnh nên được đưa lên thành ưu tiên hàng đầu trong quá trình đào tạo võ thuật của bạn.

4. Bạn không tập luyện chăm chỉ

Có bao giờ bạn nghe nói về Quy tắc 10.000 giờ? Quy tắc đó chính là để trở thành một chuyên gia ở một lĩnh vực đó, bạn cần phải thực hành nó trong 10.000 giờ. Bạn dành bao nhiêu thời gian trong võ đường? 4 hoặc 5 giờ một tuần? Nếu như vậy, cả cuộc đời của bạn cũng sẽ không bao giờ đạt được 10.000 giờ tập luyện.

5. Bạn phải thi đấu thật nhiều


Nếu bạn muốn trở thành một võ sĩ, việc tập luyện đối kháng với đồng đội là chưa đủ. Bạn cần phải phát huy tối thiểu nửa giờ mỗi khi bạn đến võ đường. Bạn cần phải tập luyện mà không giới hạn bất kỳ kỹ thuật nào, nếu không bạn sẽ không bao giờ biết được cách sử dụng chúng trong một trận đấu thật sự.

Trên đây là một số chia sẻ của Võ Thuật Tây Sơn. Nếu bạn đang có ý định tập võ hay bất kỳ một môn thể thao nào khác thì hãy chuẩn bị sẵn sàng tinh thần để chịu đựng những gian khổ nhé. Nhưng chắc chắn sau đó sẽ là những chiến thắng ngọt ngào.

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2018

Một số cách khắc chế côn nhị khúc cần biết

Mọi thứ vũ khí trên đời này đều có điểm mạnh, điểm yếu và côn nhị khúc cũng vậy. Côn nhị khúc có ưu điểm là lực đánh nhanh, mạnh nhưng cũng có các điểm yếu mà khi thực chiến anh em cần phải chú ý. Dưới đây là một số lưu ý Võ Thuật Tây Sơn muốn chia sẻ.

Điểm yếu của côn nhị khúc

Phần dây xích của côn là điểm yếu của côn nhị khúc trong võ thuật
Để có khắc chế được một loại vũ khí nào đó, thì cách tốt nhất là xác định điểm yếu của nó làm mục tiêu tấn công. Đối với ai chơi côn nhị khúc có thể thấy rõ ràng rằng, chính phần dây nối 2 thân côn chính là yếu điểm của loại vũ khí này.

Cách chống côn hiệu quả

Điều đầu tiên, không được lúng túng

Khi ứng phó, đối diện với một hoặc hai cây nhị khúc ngoáy tít mù thì không ít người thiếu kinh nghiệm sẽ bị hoa mắt - mất tinh thần. Xin giới thiệu với các bạn một vài cách khá hiệu quả để chống lại nhị khúc. Điều đầu tiên luôn nhớ là "tuyệt đối không được dùng tay không để ứng chiến với vũ khí, trừ trường hợp bất khả kháng". Nếu có điều kiện thì hãy chụp lấy một cái gì đó để phang lại; ví dụ như một cái ghế, một khúc cây dài...v.v...Hoặc vật dụng dễ tìm nhất để chơi với nhị khúc đó là cái áo.

Khi đòn đánh vung vào, hãy khẽ di chuyển đủ để đứng "bên cạnh" tầm đánh của địch, đừng di chuyển quá xa mà bỏ lỡ thời điểm một cách lãng phí. Mục tiêu là hãy chặn ngay vào giữa khúc dây nối, hãy khéo léo để cho cái áo của ta quấn lấy phần dây đó. Khi đó thì quỹ đão của nhị khúc sẽ bị đổi hướng mất ổn định - mất lực. Nếu bạn lui quá xa, bỏ lỡ thời điểm thì hành động của địch sẽ được lặp đi lặp lại không ngừng. Xé nhỏ chuỗi chuyển động của địch để kết thúc trận đánh.

Tốc độ quyết định đến kết quả rất lớn

Ghì lấy vũ khí của địch về phía bên phải của ta, hướng cánh tay của đối phương xuống dưới. Và lập tức trong thả cái áo ra, lao vào đối phương với khoảng cách nhanh nhất cùng một đấm vào mặt bằng tay cầm áo. Vì cánh tay đó là cánh tay gần mục tiêu nhất. Nhanh chóng tiếp cận và tung ra một seri đòn cho đến khi đối thủ gục hẳn.

Tốc độ quyết định rất lớn đến việc bạn có chống côn hiệu quả hay không
Côn nhị khúc gồm có hai khúc nối lại với nhau, nên bất cứ thứ gì làm cản trở quỹ đạo của nó ngay phần thân được vung ra thì nó sẽ, đổi hướng, gập lại. Tận dụng chính xác cái thời điểm gập lại của côn nhị khúc để lao vào kết thúc trận đánh sẽ nhanh gọn hơn. Tâm lí của một kẻ cầm vũ khí thì luôn ỷ lại vào vũ khí (bị hút vào vũ khí), khả năng vận động tay chân thường bị hạn chế (dù không bị ràng buộc), cho nên việc vũ khí bị vô hiệu hóa và hành động lao vào của ta sẽ làm hắn bối rối, tay chân lóng ngóng.

Cần giữ bình tĩnh ở mức cao nhất

Khi đối diện với côn nhị khúc nói riêng và vũ khí nói chung thì điều đầu tiên là bạn phải bình tĩnh và tạt hướng đánh của vũ khí đó ra khỏi cơ thể của bạn. Ngay thời khắc này thì cây côn nhị khúc sẽ bị gập lại và hoàn toàn không có lực sát thương, đừng do dự mà hãy nhanh chóng tiếp cận hắn và ra đòn.


Thứ Ba, 18 tháng 9, 2018

Các mục tiêu tấn công hiểm yếu trong võ thuật

Trong võ thuật, dù bạn có giỏi hay nắm vững các kỹ thuật đến đâu thì cơ thể cũng có những điểm yếu. Việc bị đánh trúng các điểm yếu này rất nguy hiểm, nếu bạn là người tấn công, hãy cố gắng tấn công vào những điểm yếu này trên cơ thể của đối phương. Hãy cùng Võ Thuật Tây Sơn tìm hiểu về những yếu điểm trên nhé!

Những bộ phận là "tử huyệt" của võ thuật

Phần đầu

Chấn thương vùng đầu

1. Mắt: mắt là một cơ quan yếu ớt trên cơ thể, chúng không chịu được các tác động lớn. Có thể làm mờ mắt đối phương bằng hoa quyền, tung vật thể kích thích, làm thương tổn mắt bằng chỉ pháp vẩy, ấn, chọc, móc.

2. Mũi: Mũi thường xuyên bị chảy máu rất nhiều khi bị đánh trúng vì ở đây chứa rất nhiều các mạch máu yếu. Sóng mũi bị đau đớn khi bị đánh trúng nhẹ, nếu bị áp lực mạnh gãy xương mũi, bị thọc vào lỗ mũi gây chấn thương não.

3. Tai: để nghe và có chức năng cân bằng cơ thể. Nếu bị đánh mạnh, vỗ chưởng hai tai bị tét màng nhĩ, gây đau đớn, mất thính lực và thân thể không giữ thăng bằng nữa.

4. Cổ: phía trước có cổ họng, khí quản, chung quanh hai bên ràng rịt các dây thần kinh, động mạch và tĩnh mạch. Nếu cổ bị sức ép ngạt thở, máu huyết tắc nghẽn không lên nuôi não bộ, người hôn mê, nặng sẽ tử vong. Phía sau cổ là đốt sống, nó có thể gây tê liệt nếu bị làm trật khớp sống cổ.

Phần thân

Chấn thương phần thân giữa

5. Xương đòn dài: xương đòn hay còn gọi là xương quai xanh. Khi bị chấn thương, xương đòn vì ít chuyển động được như xương vai, nên rất dễ gãy, nếu bị gãy hoặc chấn thương ở xương quai xanh, bạn sẽ mất đi khả năng chuyển động ở 2 chi trên. 

6. Tim: nằm giữa lồng ngực, trên cơ hoành và sau xương ức, giữa hai phổi, hơi lệch sang bên trái. Khi đánh trúng tim bị chấn thương thần kinh thực vật chi phối tim và phổi co rút làm cho người đau đớn, ngẹt thở, ngất xỉu có thể tử vong.

7 Nách: là tất cả phần mềm nằm ở khoảng giới hạn bởi xương cánh tay, khớp vai, vùng ngực ở trước và trong, vùng vai ở sau. Tất cả tạo nên một khoang gọi là hố nách, bên trong có bó mạch thần kinh từ cổ xuống. Khi bị tấn công thọt vào hố nách, người bị tê liệt có thể gây tử vong.

9. Eo: ở dưới ngực gồm các đốt cột sống làm trục để xoay chuyển thân trên, nhờ các cơ bám các đốt sống như cơ dựng cột sống để duỗi và nghiêng cột sống; cơ ngang vai để xoay cột sống; và cơ gian khai để dãn cột sống. Nếu vùng này bị tấn công chạm mạnh làm tổn thương, các cơ và thận, thậm chí có thể trật khớp các đốt cột sống hiểm nguy đến tính mạng.

10. Bụng: Đây là nơi chứa cơ quan lục phủ ngũ tạng, nếu bị tấn công sẽ gây đau đớn cực kỳ và cũng rất nguy hiểm. Đặc biệt là các chấn thương trực tiếp đến vùng gan.

Phần dưới thân

Chấn thương phần thân dưới

11. Hạ âm: gồm bộ phận sinh dục, bị tấn công va chạm làm đau đớn và có thể tử vong.

12. Gối: được bảo vệ bằng xương bánh chè hình tam giác hơi tròn, rất quan trọng cho động tác duỗi gối. Khi chân đứng thẳng, gối bị tấn công trúng nhẹ thì người té, trúng mạnh thì trật khớp hay gãy làm chân không duỗi được, người không thể đứng.

13. Cẳng chân: gồm xương chày và xương mác tiếp khớp với xương đùi là nơi chịu phần lớn sức nặng từ đùi dồn xuống cẳng chân. Người ta đốn cẳng cho đối phương mất thăng bằng thân thể ngã đổ. Xương chày có mặt trong bờ và bờ trước nằm ngay dưới mặt da nên dễ tổn thương, nhẹ thì đau đớn, mạnh thì gãy, xương rất lâu lành.

14. Mắt cá và gót: Mắt cá chính là phần khớp nối các xương chân lại với nhau. Vì thế mà khi mắt cá bị tổn thương hoặc bị vỡ sẽ không thể giữ được bàn chân, bạn sẽ không thể cử động được, thậm chí còn gây ra những đau đớn vô cùng.  

Trên đây là một số chia sẻ của Võ Thuật Tây Sơn về những điểm yếu. Khi tấn công hoặc bị tấn công, nhất thiết bạn phải quan tâm đến việc bảo vệ những yếu điểm này đầu tiên vì nếu bị tấn công bạn sẽ bị chấn thương, nghiêm trọng hơn có thể nguy hiểm đến cả tính mạng.

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2018

Những giá trị không ngờ mà võ thuật mang lại cho cuộc sống

Võ thuật không chỉ mang lại cho con người một lợi ích về mặt thể chất, khả năng tự vệ hay một sức khỏe tốt. Võ thuật còn mang lại một giá trị tinh thàn vô cùng lớn lao khó đong đếm hết được Hãy cùng với Võ Thuật Tây Sơn tìm hiểu về những giá trị mà võ thuật đem lại nhé!

Khả năng tự vệ hoàn hảo


Học võ để tự vệ, thì trước tiên phải hiểu thế nào tự vệ, chứ không phải dùng để đi đánh người (như thế không có võ đạo). Khi bạn bị kẻ xấu tấn công, bạn có thể lựa chọn né đòn, phản công lại hoặc bỏ chạy. Các môn võ luôn đề cao tinh thần thượng võ nên những chiêu thức đầu tiên bạn học không phải là tấn công mà đó là phòng thủ và né đòn. Tự vệ phải dựa trên mức độ tương quan sức và lực giữa bản thân so với đối thủ. Và nhất thiết, đừng bao giờ mang phim ảnh ra ngoài đời để áp dụng.

Những thế võ ở trên phim ảnh, hoặc ở võ đường chỉ là một tình huống cố định trong rất nhiều tình huống xảy ra. Các võ sĩ đai đen tập phòng chống dao găm chẳng hạn, với hình thức rất đẹp mắt, nhưng ra thực tế thì không thể làm được như thế, đó chỉ biểu diễn cho người xem thấy đẹp mắt. Hãy tránh tối đa những khả năng có thể khiến bạn nguy hiểm và đổ máu.

Những lợi ích đến từ sức khỏe

Các giá trị của võ thuật

 Người học võ có thể dự báo được những điều bất thường, phòng tránh được những tình huống xấu sắp xảy ra. Đó là những lợi ích mà võ thuật đưa lại. Ngoài việc tự vệ, võ thuật đem đến cho người học võ sức khỏe. Người tập võ đúng cách sức khỏe được cải thiện so với người đó không tập võ. Ở đây xin nói là tập đúng cách, còn nếu không thì phản tác dụng, thậm chí gây hại cho sức khỏe.

Cải thiện sự tập trung 

Người tập võ đến một thời điểm nhất định sẽ cải thiện được sự tập trung, tập trung tốt hơn. Vì tất cả các đòn đánh của võ thuật đều tập trung tại một điểm, cao hơn là phải xuyên qua điểm đó. Tập võ cũng rèn luyện cho con người mềm dẻo để xử lí mọi tình huống tốt hơn, trên cơ sở đó bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho người luyện võ. Cũng là một thế võ, nhưng có người áp dụng tốt có người áp dụng không được, đòi hỏi tính sáng tạo của người học võ.

Khi học võ, tâm tình hòa nhã hơn, không cố chấp. Vì võ thuật thường hướng cho người luyện võ sự hòa bình, sự hòa hợp. Các võ sư cao thâm thường chỉ dạy võ sinh phải không nghĩ thắng mà chỉ nghĩ không thua.


Rèn luyện tính kiên trì, chịu đựng

Võ thuật cũng rèn luyện con người tính kiên trì, tính chịu đựng. Chẳng hạn, khi tập luyện hoặc thi đấu võ sinh có thể bị dính đòn, người võ sinh phải kìm nén cơn đau để vượt qua. Học võ cũng làm cho con người sinh hoạt và thực hiện công việc một cách có kế hoạch, cũng giống như tập các bài quyền các võ sinh phải biết cách tập có kế hoạch từng đòn thế, ghép lại để trở thành một bài quyền hoàn chỉnh.

Tóm lại những lợi ích mang lại từ việc học võ là rất lớn, không chỉ đơn giản là bạn biết sử dụng những đòn đấm, đá hay biết chống lại kẻ tấn công. Nếu bạn áp dụng được hết những tinh hoa của võ thuật thì chắc chắn bạn sẽ không bao giờ nghĩ: chỉ những kẻ thích đánh nhau, gây sự mới lựa chọn học võ.

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2018

Những nguyên nhân gây đau nhức cơ khi tập võ

Tập coonn nhị khúc hay tập bất kỳ một môn võ thuật nào, chắc hẳn bạn cũng có lúc cảm thấy đau nhức cơ bắp khi tập luyện. Đặc biệt là ở những người mới tập. Vậy chúng có phải là chấn thương hay không, nguyên nhân từ đâu? Dưới đây là một số chia sẻ của Võ Thuật Tây Sơn, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Đau cơ khi tập luyện võ thuật

Đau cơ là hiện tượng rất thường thấy khi tập luyện võ thuật do khi tập luyện chúng ta thường di chuyển nhanh hay tập các bài tập tác động nhiều đến cơ bắp.

Những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng đau cơ

Trừ những trường hợp đau cơ do mắc các bệnh lý đặc thù thì dưới đây là 6 nguyên nhân chính gây nên hiện tượng đau cơ:

(1) Không khởi động đầy đủ và đúng cách.

(2) Thời gian tập luyện quá dài hoặc quá thường xuyên,

(3) Lượng vận động quá nặng.

(4) Quá ít thời gian hồi phục cho các khớp xương, dây chằng, cơ bắp,

(5) Tập luyện những kỹ thuật phản khoa học.

(6) không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng.

Các võ sĩ bị đau cơ chủ yếu là do nguyên nhân không chú ý đến việc khởi động kỹ càng trước khi luyện tập. Ở nhiều võ đường, võ sư chỉ hướng dẫn cho võ sinh đứng ngoáy cổ ngoáy tay, ngoáy hông ép, dẻo dăm mười phút là xong. Rất nhiều võ phái sở hữu những bài khởi động khác nhau mang nặng đặc thù của bản môn.

Các yêu cầu khởi động tránh bị đau cơ

Các tiêu chí cần đạt được của một bài khời động tránh làm đau cơ

Tăng nhiệt độ cơ bắp:  Khi cơ bắp được làm nóng sẽ co một cách mạnh mẽ hơn và thả lỏng một cách nhanh chóng hơn. Ngoài ra, khả năng rách cơ được giảm thiểu.

Tăng nhiệt độ cơ thể:  Làm tăng độ đàn hồi cơ bắp. làm giãn mạch máu và do đó tăng lưu lượng máu.

Nâng cao hiệu quả làm mát: Bằng cách kích hoạt các cơ chế tản nhiệt tự nhiên trong cơ thể (mồ hôi) võ sĩ có thể làm mát cơ thể hiệu quả và giúp tránh bị quá nóng trong luyện tập hay thi đấu.

Tăng Nhiệt độ của máu: Nhiệt độ máu chỉ tăng khi nó được bơm qua các cơ bắp đã được làm nóng, và khi nhiệt độ máu tăng, lượng oxy nó có thể giữ bị giảm đi. Điều này đồng nghĩa với việc một lượng lớn oxy được cung cấp tới các cơ bắp, do đó nâng cao độ bền và hiệu suất và trương lực cơ.

Thay đổi nội tiết tố: Cơ thể sản xuất các hormone khác nhau và có trách nhiệm điều tiết sản xuất năng lượng. Trong quá trình khởi động sẽ tạo kích thích tố làm cho nhiều Carbohydrate và axit béo được sãn xuất để biến đổi thành năng lượng vận động.



Trên đây là một số chia sẻ của mình. Hy vọng các bạn có thể chuẩn bị tốt nhất khi tập luyện để tránh các chấn thương đáng tiếc có thể xảy ra nhất là hiện tượng đau cơ, co cơ (chuột rút). Chúc bạn có một buổi tập an toàn và hiệu quả.

Thứ Hai, 10 tháng 9, 2018

Những đòn đá thực chiến nguy hiểm mang phong cách Lý Tiểu Long

Ngoài côn nhị khúc, Triệt Quyền Đạo hay những thước phim võ thuật đỉnh cao. Lý tiểu long còn để lại cho thế hệ sau những kỷ lục khó phá vỡ và những đòn đánh có phong cách thưc chiến đặc biệt. Hôm nay, Võ thuật Tây Sơn sẽ bật mí 3 đòn đá làm nên phong cách thực chiến của Lý Tiểu Long.

Đòn lướt ngang nguy hiểm (Side Kick)

Theo các nghiên cứu của những chuyên gia hàng đầu thì đây là một đòn đá nguy hiểm nhất của võ thuật. Lý do vì sao? Đó là bởi vì nó kết hợp được bản năng tự vệ của con người với các chiêu thức từ võ thuật. Con người dùng đòn đá này để tấn công và tự vệ thừ thời xa xưa, Đòn đá này có thể giúp có  thể cân bằng cực kỳ tốt và cũng cực kỳ nguy hiểm.

Đòn đá ngang của Lý Long Tiểu Long

Nói đến đòn đá ngang của Lý Tiểu Long, không ai là không nghĩ ngay đến những đòn đá uy lực trong những thước phim võ thuật. Đòn lướt ngang có thể coi như là một trong những đòn đá tiêu biểu khi Lý Tiểu Long muốn kết liễu đối thủ của mình.

Thất thốn quyền

Thất thốn quyền là đòn đánh ở tầm gần, rất gần. Nó đánh ngã đối thủ mà không cần lấy đà. Có thể nói, Lý Tiểu Long là người vận dụng đòn đánh này thành công nhất. Sau clip ông dùng thất thốn quyền đánh ngã người đàn ông xa hơn 2m đã khiến đòn pháp này lan tỏa trên phạm vi toàn thế giới. 

Bí quyết của thất thốn quyền được Lý Tiểu Long bật mí là không phải nằm ở sức mạnh cơ bắp. Sức mạnh của thất thốn quyền nằm ở việc phối hợp sức mạnh tổng thể toàn thân, khả năng làm trụ của đôi chân và quan trọng nhất là tốc độ ra đòn cực mạnh để tấn công đối thủ tạo nên sức mạnh của đòn thế này.
thất thốn quyền

Cú đá bay (Flying Kick)

Không chỉ nối tiếng với những màn múa côn đỉnh cao được người đời xem như “ông vua côn nhị khúc” mà Lý Tiểu Long còn thực hiện những đòn đá bay thành một  biểu tượng trên thế giới. Không chỉ trên màn ảnh mà kể cả trong thực chiến, đòn đá bay của Lý Tiểu Long được rất nhiều võ sĩ học tập theo.

Nhiều người cho rằng đòn đá bay thực sự chỉ có lợi ích trong biểu diễn võ thuật hoặc trên phim trường mà không có tính thực chiến. Lí do bởi vì khi võ sĩ bay lên thực hiện cú đá thì lập tức chân trụ sẽ mất và đây sẽ là điều kiện để đối thủ phản công với những đòn chí mạng. Do vậy mà cú đá bay được coi chỉ là việc tốn năng lượng chứ không có tác dụng gì. Tuy nhiên, chính Lý Tiểu Long đã chứng minh điều hoàn toàn ngược lại, cú đá bay của ông có tính thực chiến cực cao.

Đòn đá bay của Lý Tiểu Long

Những cống hiến của Lý Tiểu Long cho nền võ thuật và điện ảnh thế giới là rất to lớn. Trên đây là một số chia sẻ của Võ Thuật Tây Sơn về vị huyền thoại mà khi nhắc đến chắc hẳn ai cũng phải nể phục này.

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2018

Cách thức luyện tập thể lực cho người mới tập võ

Dù bạn có đang học Côn nhị khúc, Boxing,... hay bất kỳ một môn thể thao nào khác thì bạn cũng phải rèn luyện thể lực. Nếu bạn là người mới tập và không biết bắt đầu từ đâu để luyện tập thể lực, dưới đây là giáo án tập thể lực cho người mới nếu bạn không thể tự thuê cho mình một HLV riêng.

Bắt đầu với các bài tập chạy bộ và chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chạy bộ

Thông thường bạn có thể chạy từ 5km-7km mỗi ngày hoặc chạy trong 30 phút để rèn luyện thể lực. Nếu bạn không thể chạy theo lịch trình này thì chứng tỏ bạn đang quá yếu hoặc bạn chạy quá chậm. Nếu bạn không ra sức để hoàn thành bải tập thì chuyện luyện tập của bạn hoàn toàn vô nghĩa.

Không nên ăn các loại đồ ăn nhanh và high fat như: snack, kem, đồ ăn nhanh và những đồ ăn chứa tinh bột cao. Việc ăn kiêng quyết định rất lớn đến kết quả luyện tập và nên ăn các loại rau xanh và các loại hoa quả. Bạn cần luyện sức bền và giảm tối đa lượng mỡ thừa trong cơ thể. Những ngày tập luyện có thể xen kẽ nhau trong tuần: 3 ngày tập sức bền, 3 ngày tập sức mạnh và 2 ngày để nghỉ ngơi xa stress. 

Bắt đầu bài tập sức mạnh ở cường độ mạnh nhất

Tập tạ

Cách đạt kết quả cao nhất thì bạn phải ra sức hết mình, việc kích thích cơ bắp ở cường độ cao giúp thành quả luyện tập cao hơn. Tuy nhiên, bạn sẽ khá khó chịu với cảm giác đau buốt nhưng hãy vui lên, vì cảm giác đó chứng tỏ cơ bắp bạn đang phát triển.

Lựa chọn mục đích luyện tập

Bạn cần xác định mục đích luyện tập của bản thân, bạn muốn tập để rèn luyện thể lực tập võ hay chỉ đơn giản muốn có một thể hình thật đẹp. Trong cả các môn thể thao vận động (trừ môn thể thao trí tuệ như cơ vua) nói chung, thì tất cả đều cần tập luyện để giảm lượng mỡ và tăng cường cơ bắp.

Khi học võ thuật, việc phát triển cơ bắp là điều cần thiết nhưng quan trọng là bạn cần phải biết cơ bắp phát triển đúng chỗ. Có những võ sĩ không có bộ ngực 6 múi nhưng vẫn đạt được những thành tích cao trong luyện tập, đó là bởi vì họ biết phát triển cơ bắp hợp lý và đúng cách.

Chế độ ăn uống hợp lý


Kết hợp với tạ là tốt nhưng sao cho tối ưu hóa thì lại là chuyện khác, dưới đây là bài tập với tạ cần thiết cho võ thuật:

  • Kéo tạ bằng 1 chân


  • Hít xà kèm tạ


  • Tăng cường bắp tay sau, lưng, cầu vai.


  • Gánh tạ cân bằng
Trên đây là một số chia sẻ của Võ Thuật Tây Sơn, nếu bạn đang không biết tập luyện võ thuật từ đâu thì luyện tập thể lực cũng là một phương pháp hoàn hảo.



Thứ Ba, 4 tháng 9, 2018

7 điều thường thấy giữa những người cuồng phim và những người luyện võ

Với những người biết võ và không biết võ thì những bộ phim võ thuật và kiếm hiệp vẫn là đam mê một thời. Thông thường, những người yêu võ có thể chia thành một số loại sau: Những người luyện võ, những người thích võ thông qua phim ảnh, và những người đơn giản chỉ là thích võ thuật thông qua một số nhân vật, mẩu chuyện...

Phim võ thuật


Chắc chắn không phải ai cũng có thể hiểu được những cái khổ, cái vất vả, mồ hôi, nước mắt thậm chi là máu phải bỏ ra khi tập võ. Có rất nhiều sự khác biệt giữa những người cuồng phim võ thuật và những người luyện võ. Lí do vì đâu? Có lẽ đều năm trọn trong những điểm khác biệt sau:

1. Những người cuồng phim võ sẽ nghĩ mọi cú đấm đều là "đấm phát chết luôn". Người luyện võ khi xỏ găng lâm trận chỉ mong không bị dính knock out lãng nhách.

2.Người cuồng phim có thể nhớ đến từng chi tiết của nhân vật trong phim, tên những chiêu thức hay thậm chí môn phái mà nhân vât đó tham gia. Người luyện võ biết chỉnh từ chi tiết của cử động, từ góc xoay vai, xoay gót.

3.Người cuồng phim nhắc đến những người mà kể cả người không luyện võ cũng biết. Người luyện võ nhắc đến những cái tên mà chỉ những người tập luyện võ thuật mới biết.



4. Người cuồng phim võ có thể giảng về những tinh hoa đạo lý mà lắm khi…chính họ chưa hiểu hết. Người luyện võ đôi khi phải nhắc đi nhắc lại hàng trăm lần một cái xoay vai đúng cho người bạn tập.

5. Người cuồng phim võ tốn khoảng không tới 1 tiếng rưỡi để thành thạo một môn công phu trên bàn rượu. Một người luyện võ mất vài trăm tiếng, vài chục lít mồ hôi, có khi là máu nữa mà vẫn không hiểu sao cú đấm thẳng của mình lại bị phản đòn.

6. Người cuồng phim sẽ lôi những bộ phim ra đời thực và phán xét, triết lý nhưng những người học võ thì chỉ thầm nghĩ: phim ảnh hư cấu, thôi nhắc đến làm gì.



7. Người cuồng phim võ biết thương xót những nhân vật phải khổ luyện trên núi dưới vực, trong rừng thiêng nước độc. Người luyện võ nhiều khi chẳng thèm để ý tới cái môi dập của mình mà vẫn ngồi ức chế không hiểu sao mình lại thua đứa mới tập.

Giữa người mê phim võ và những người luyện võ thuật vẫn có rất nhiều điều khác nhau thú vị nhưng bạn nên nhìn mọi mặt của vấn đề theo một cách đa chiều và khách quan nhất. Dù khác nhau đến đâu thì cũng vẫn băt nguồn từ một niềm đam mê với võ thuật. 

Trên đây là một số chia sẻ của Võ Thuật Tây Sơn, vậy bạn thuộc nhóm nào trong những người đam mê võ thuật.