Thứ Năm, 30 tháng 8, 2018

3 tử huyệt chết người của Vịnh Xuân trong thực chiến

Học võ chắc bạn không thể không biết đến những cao thủ Vịnh Xuân như: Diệp Vấn, Chân Tử Đan,... Và không thể phủ nhận rằng đây là môt môn võ được cả người dân Trung Quốc tự hào. Thế nhưng tại sao những cao thủ Vịnh Xuân lại có những trận thua cay đắng gần đây? Dưới đây là những tử huyệt ở Vịnh Xuân khiến môn võ này lép vế.

Yếu điểm của Vịnh Xuân trong thực chiến

Võ thuật thì môn nào cũng thế, có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Chúng ta bản luận trên cơ sở nghiên cứu và khách quan. 

Chủ yếu các đòn tấn công của Vịnh Xuân là tấn công tầm gần

Đã số các đòn tấn công của Vịnh Xuân là ở tầm gần và nó thực sự cực kỳ nguy hiểm nếu có thể tung đòn tủ tấn công ở tầm gần. Tuy nhiên thì đây lại là một yếu điểm chết người, các ôn võ khác như Boxing, Karate, MMA đều có những đòn tấn công tầm xa cực tốt gọi là Outstrike. Không chỉ có Boxing mà hầu hết các bộ môn đều phải học Outstrike. Bởi vì ở tầm xa, võ sĩ sẽ có nhiều thời gian để phán đoán và lựa chọn ra đò và khả năng cận chiến sẽ được rèn rũa, có thể đánh ở mọi khoảng cách.

Vì vậy mà võ sĩ phải luyện tập trong thời gian rất dài và có kinh nghiệm thực chiến cực cao. Đây cũng là yếu điểm của nhiều môn võ thuật không riêng gì Vịnh xuân quyền.

Boxing với Vịnh Xuân

Vịnh Xuân quyền ít kết hợp động năng của toàn cơ thể

Một trong những nguyên tắc để gia tăng sức mạnh tối đa cho các cú đấm là võ sĩ cần phải kết hợp lực của toàn bộ cơ thể. Điều này đặc biệt quan trọng trong Boxing. Còn với Vịnh Xuân thì sao? Môn võ này nhìn chung có lực ra đòn không mạnh bằng các môn võ khác và không thể có những đòn đấm mạnh bằng những môn võ như Boxing, Muay Thái,…Các thế đứng trong Vịnh Xuân không sử dụng nhiều mô men quay của cơ thể nên không thể trợ lực cho các đòn đấm được ra. Trong khi đó, các boxer thì cần tận dụng tối đa động năng cơ thể khi ra đòn.

Vịnh Xuân có thể tung ra nhiều đòn đánh cùng một lúc, đây là một điểm cộng hoàn hảo. Nó có thể áp đảo lại đối thủ nhưng đó là khi bạn đang ở trong thế thượng phong. Còn nếu bạn đã bị áp đảo, rất khó để có thể phản công lại đối thủ trừ khi bạn tung ra được những đòn ngoài những đòn đá, đấm thông thường.

Tính ít di chuyển

Vịnh Xuân rất ít di chuyển

Trước đây, võ thuật ít di chuyển để tạo cho cơ thể một sự cân bằng nhất định. Nhưng đó là câu chuyện của những thập niên về trước Với những môn thể thao đối kháng hiện tại, đây được coi là một yếu điểm. Lấy ví dụ thực tế trong môn Quyền Anh kinh điển. Mỗi võ sĩ bắt buộc phải luyện Footwork (kỹ năng di chuyển) như một bài tập bắt buộc. Khả năng di chuyển là chìa khóa để tấn công hiệu quả.

Trên đây là 3 nhược điểm trí mạng của Vịnh Xuân, mà bạn cần chú ý. Nếu  bạn muốn học Vịnh Xuân thì nên để ý và cố gắng khắc phục những nhược điểm này nhé.





Thứ Hai, 27 tháng 8, 2018

Những kỷ lục chưa được phá vỡ của Lý Tiểu Long

Lý Tiểu Long là một hình tượng võ thuật bất bại của thế giới. Ông không chỉ là một nhà võ thuật tài ba mà còn là một triết học với những triết lý nhân sinh để đời. Bạn đã biết những kỷ lục không tưởng chưa được phá vỡ của Lý Tiểu Long chưa? Hãy cùng Võ Thuật Tây Sơn tìm hiểu nhé!


Những cống hiến to lớn của ông cho nền võ thuật thế giới

Lý Tiểu Long sinh năm 1940 tại Francisco, Canlifonia, Mỹ và là một người Mỹ gốc Hoa. Chính nền văn hóa Trung Hoa và những lối Kungfu Á đông đã ảnh hưởng rất nhiều đến phong cách võ thuật của Lý Tiểu Long. Một trong những câu nói thể hiện sự tự tin và ngông cuồng của ông đó là “Tôi chưa bao giờ nói mình là số một, nhưng cũng không bao giờ thừa nhận mình là số hai”.

Lý Tiểu Long đã có những cống hiến quan trọng và đồ sộ cho nền võ thuật thế giới. Ông được cả thế giới biết đến với Triệt quyền đạo cận chiến đỉnh cao nhưng không mấy ai biết được rằng chính Lý Tiểu Long là người để xướng ra giải vô địch UFC. Vì thế, với môn võ tổng hợp ông cũng góp công lao không hề nhỏ.Không những vậy, những thước phim của ông là kho tài liệu võ thuật vô giá để lại cho nhân loại. Chưa một lần thất bại trong hơn 300 trận tỷ thí nên Lý Tiểu Long là một tượng đài võ thuật chưa ai có thể vượt qua được.

Những kỷ lục không thưởng của Lý Tiểu Long mà chưa ai có thể phá vỡ

Khả năng dùng tay 

Khả năng chống đấy của Lý Tiểu Long

Khả năng dùng tay tuyệt đỉnh của Lý Tiểu Long thể hiện thông qua số liệu ghi nhận về khả năng chống đẩy của ông. Theo các tài liệu ghi chép, nếu dùng 2 tay chống đẩy, Lý Tiểu Long có thể chống đẩy liên tục 1500 lần. nếu là 1 tay thì có thể lên đến 400 lần. Nếu chỉ dùng 2 ngón tay là 200 lần và chỉ dùng ngón cái là 100 lần. Với khả năng chống đẩy này, sẽ là không tưởng đối với người bình thường. 

Hơn thế, Lý Tiểu Long có khả năng chọc thủng lon coca chỉ bằng 1 ngón tay, nâng 1 thanh tạ nặng 34kg và giữ thẳng tay liên tục trong 20s. Và kinh khủng hơn, trong 1s ông có thể ra liên tiếp 9 đòn đánh tay. 

Khả năng dùng chân 

Cú đá bay của Lý Tiểu Long

Khả năng dùng chân đạt đến đỉnh cao, có thể đá vỡ một bao cát nặng đến 45kg chỉ với một cú tạt ngang. Với sức mạnh của mình, Lý Tiểu Long có thể đá 1 người nặng 91kg bay xa 20 mét. Và kỷ lục của các đòn đá chân là Lý Tiểu Long có thể đá một tải nặng 135kg lên cao đến…5 mét. 6 là số cước chân mà ông có thể ra trong 1s. 

Khả năng dùng côn nhị khúc

Ông được mệnh danh là vua côn nhị  khúc và chỉ khi đến tay Lý Liểu Long, bộ môn này mới được phổ biến rộng rãi trên thế giới đến như vậy. Côn nhị khúc nổi tiếng trong những bộ phim của huyền thoại võ thuật.



Các chuyên gia cho biết, lực đánh côn mạnh nhất của Lý Tiểu Long có thể lên đến hơn 725kg và có sức hủy diệt đáng kinh ngạc. Chính từ những màn múa côn đỉnh cao đó mà ông được coi là cha đẻ của các kỹ thuật côn nhị khúc.

Đã hơn 50 năm sau ngày mất của huyền thoại, nhưng những người yêu võ thuật trên thế giới vẫn coi ông như một tượng đài bất hủ, một tấm gương đáng học tập với sự yêu mến cao nhất. Còn bạn, bạn hâm mộ gì nhất ở Lý Tiểu Long?

Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2018

Bạn có biết Lý Tiểu Long mang vật gì phòng thân chưa?

Lý Tiểu Long, một tượng đài võ thuật bất hủ của thế giới với những kỷ lục không tưởng và bất bại. Tuy nhiên, dù đứng ở một đỉnh cao khiến cả thế giới phải kính nể thì huyền thoại võ thuật cũng vẫn phải mang theo dụng cụ để phòng thân. Bạn có biết vật mà ông luôn mang theo để phòng thân không? Hãy cùng Võ Thuật Tây Sơn tìm hiểu nhé!


Tiểu sử về Lý Tiểu Long

Lý Tiểu Long (Bruce Lee) là một võ sư, diễn viên nổi tiếng người Trung Quốc. Chính Lý Tiểu Long là người đã làm cho những bộ phim Kungfu lan truyền trên toàn thế giới vào những năm của thập niên 70. Cái tên Lý Tiểu Long gây chân động toàn cầu với những màn võ thuật biểu diễn không dùng kỹ sảo và diễn viên đóng thế xuất sắc. Ông không chỉ nổi tiếng với danh hiệu vua côn nhị khúc mà còn được biết đến là người sáng lập ra Triệt Quyền đạo. Lý Tiểu Long được tạp chí Time xếp vào danh sách 100 nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất của thế kỉ 20.

Tại sao nói đến ông, người ta lại nghĩ đến côn nhị khúc?


Nếu bạn hâm mô và xem những bộ phim của Lý Tiểu Long thì bạn sẽ hiểu tại sao người ta lại gọi Lý Tiểu Long là ông vua côn nhị khúc. Những đòn đánh của Lý Tiểu Long thể hiện được cái thần của võ thuật. Hay nói cách khác nó thể hiện được sức mạnh mà sự tinh tế của Côn nhị khúc. Kỹ năng dùng côn như một nghệ sĩ của Lý Tiểu Long khiến ai cũng phải thán phục. Từ những bộ phim của Lý Tiểu Long mà côn nhị khúc được phổ biến như một trào lưu trên toàn cầu. Không thể phủ nhận rằng, Lý Tiểu Long chính là người đã đưa Côn nhị khúc lên một tầm cao mới.

Lý Tiểu Long mang theo gì để phòng thân?

Trong lúc sinh thời, với sự nghiệp võ thuật đồ sộ của mình, chưa một lần nào Lý Tiểu Long bại trận dưới tay người khác. Tuy nhiên, có rất nhiều người muốn thách đấu với Lý Tiểu Long để trở thành người nổi tiếng. Một số người đến tận nơi đấu trực tiếp, nhưng cũng không ít người bất ngờ thách đấu trên đường phố. Có thể nói, cuộc sống của huyền thoại võ thuật rất áp lực và nguy hiểm.

Súng ngắn của Lý Tiểu Long


Đa số, mọi người nghĩ Lý Tiểu Long sẽ mang theo côn nhị khúc phòng thân nhưng thực tế thì không phải như vậy. Lý Tiểu Long mang theo bên mình một khẩu súng ngắn 367 Magnum để tự vệ mỗi khi ra khỏi nhà. Nghe thì có vẻ buồn cười nhưng điều này là hoàn toàn hợp lý. Dù Lý Tiểu Long có lợi hại đến đâu thì cũng không chống lại được súng đạn. Theo lời kể của Jess Glover, một đệ tử của Lý Tiểu Long thì sư phụ của ông có một kỹ năng bắn súng tuyệt vời.

Lý Tiểu Long có những kỷ lục mà cho đến nay chưa có ai có thể hoàn toàn vượt qua. Còn bạn có mang côn nhị khúc phòng thân không?


Thứ Tư, 22 tháng 8, 2018

Bạn biết gì về cô gái Bông Trần- Hotgirl của làng côn nhị khúc Việt

Trần Thị Hậu (Bông Trần) là nữ cppn thủ đã gây xôn xao trong cộng đồng mạng thời gian qua với những hình ảnh boxing nóng bỏng, những clip múa côn nhị khúc xuất thần. Với ngoại hình xinh xắn, động tác múa côn điêu luyện, Hậu cô gái đến từ vùng đất Mỏ được mệnh danh là “thánh nữ múa côn”. Hãy cùng Võ Thuật Tây Sơn tìm hiểu về cô nàng thú vị này nhé!

Trần Thị Hậu

Bông Trần- cô gái nóng bỏng và tài năng

Trần Thị Hậu có một niềm đam mê mãnh liệt với võ thuật từ lúc nhỏ. Cô cho biết cô học võ từ năm 15 tuổi, học vovinam, kick-boxing, Gym và côn nhị khúc và đều dành được rất nhiều giải thưởng lớn. Cô gái sinh năm 1999 này được rất nhiều người hâm mộ gọi với cái tên "hotgirl làng võ".

Do những chấn thương trong quá trình tập và thi đấu mà Hậu cũng chưa thực sự được gia đình ủng hộ. Bông Trần có cho mình những thành tích đáng nể như: 3 HCV đối kháng, 1 HCV biểu diễn võ thuật, 1 HCV múa kiếm tại các giải võ thuật mở rộng.

Niềm đam mê đến từ thần tượng của hotgirl côn nhị khúc


Các clip múa côn của Hậu được lan chuyền với tốc độ chóng măt trên một số diễn đàn và trên Faceboo. Trong giới “giang hồ” dùng côn nhị khúc, Hậu còn có biệt danh Cún Nunchaku tức Cún côn nhị khúc. Niềm đam mê côn của cô được bắt nguồn từ Lý Tiểu Long, Hậu rất thích xem các bộ phim của ông vua Côn nhị khú này. “Lúc nhỏ, mình được xem các bộ phim của Lý Tiểu Long và thần tượng anh nên thích côn nhị khúc và quyết tâm theo đuổi”- Cô nói

Nữ côn thủ 9X cho rằng, côn nhị khúc là một môn thể thao rèn luyện sức khỏe rất tốt, nếu ai mới tập thì có thể bắt đầu từ những loại côn nhựa, côn nhị khúc mút xốp trước và học võ để tự bảo vệ chính mình, đặc biệt là con gái.

“Em đến với võ thuật bắt nguồn từ sự yêu thích và đam mê thực sự, cũng là để rèn luyện sức khỏe, sự kiên trì. Dù hiện tại chưa giỏi đến mức bảo vệ được những người thân yêu nhưng em cũng có thể khiến họ yên tâm về mình”. Đây cũng là điều mà cô muốn chia sẻ với tất cả những cô gái, học võ trước hết là rèn luyện và bảo vệ bản thân.

Không chỉ là một nữ côn thủ tài năng, Bông Trần còn là một doanh nhân thành đạt

Bông trần

Ở tuổi 19, khi mà các cô gái khác vẫn còn mải mê với những người bạn, mộng mơ và lo lắng chuyện học hành thì Hậu lạ vừa học vừa tập tành kinh doanh. Shop bán đồ thể thao của Hậu dù không lớn nhưng cũng mang lại cho cho cô khoản thu nhập khá lớn 20 triệu đồng/tháng. Hiện nay, ngoài theo học các khóa học Marketing, Hậu còn kinh doanh trên lĩnh vực bất động sản. Tự lập có lẽ là một điểm nhấn trong tính cách của nữ côn thủ đất mỏ. 

Có thể so sánh là khập khiễng nhưng sự ngưỡng mộ về một cô gái trẻ xinh đẹp, mạnh mẽ và tự lập khiến ai cũng phải ngả mũ. Còn bạn, bạn hâm mộ gì ở nữ hotgirl đình đám này? 

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2018

Hướng dẫn cách lựa chọn độ dài dây xích côn nhị khúc

Lựa chọn độ dài dây côn cũng vô cùng quan trọng vì nó còn liên quan đến trường phái côn bạn đang tham gia, loại côn bạn sẽ mua. Bạn đã biết cách lựa chọn độ dài dây côn phù hợp chưa? Nếu chưa thì hãy tham khảo một số chia sẻ dưới đây của Võ thuật Tây Sơn nhé!

dây xích côn nhị khúc


Điều kiện tiên quết và quan trọng nhất là côn nhị khúc có độ dài bao nhiêu phải phù hợp với mục đích luyện tập của côn thủ. Thông thường có 2 mục đích tập luyện chính là tập côn nhị khúc biểu diễn và côn nhị khúc thực chiến. 

Đối với côn biểu diễn

Đặc điểm của các dòng côn biểu diễn là có dây xích khá dài để khi thực hiện lực xoay côn sẽ không lớn quá mà vẫn tạo ra được các hiệu ứng đẹp mắt. Dây xích thường dài từ 20cm đến 25cm, côn thường nhẹ, bay xa và tốc độ xoay côn lớn. Một số dòng côn biểu diễn tiêu biểu như: côn nhị khúc đèn LED, côn nhị khúc mút xốp, côn nhị khúc chuông,...

Côn nhị khúc mút xốp cho biểu diễn

Côn thực chiến thì dây xích dài bao nhiêu? 

Côn chiến thì đương nhiên có đô dài ngắn hơn các loại côn biểu diễn, tuy nhiên, độ dài cũng phụ thuộc vào kiểu chơi côn mà anh em đang theo đuổi. Nói hoa mỹ hơn chính là trường phái côn đang chơi. Có 2 loại trường phái côn chính đó là theo Trung Quốc và Mỹ. 

Với trường phái côn Trung Quốc

Đây được coi là trường phái côn châu Á, đa số các côn thủ châu Á đều theo trường phái côn này. Độ dài côn nhị khúc theo trường phái này thường nằm trong khoảng 16cm đến 18cm và được đo chuẩn bằng 1 vòng lòn bàn tay của anh em. Dây côn dài hơn sẽ dễ hực hiện các động tác loan côn và lực ly tâm sẽ không quá lớn, thích hợp nhất dùng để tự vệ. Các dòng côn của trường phái này là: côn nhị khúc chiến, côn nhị khúc trúc hay dòng côn ghép gậy (ghép lại thành đoản côn).

Trường phái côn của Mỹ

Dây của loại côn theo trường phái này chỉ khoảng 6cm-10cm và để thực chiến cực hiệu quả. Nó còn được biết đến với cái tên Prochux và thông thường có loại dây côn chỉ ngắn tầm 4cm và vòng đủ hona 1 ngón tay. Loại côn này có lực vụt khá mạnh và thực hiện các kỹ thuật lăn côn ngón tay rất dễ.

Prochux

Dây côn chất liệu gì là tốt nhất? 

Hiện nay có 2 loại dây côn nhị khúc chính là dây dù và dây inox. Loại dây côn băng inox thì được nhiều anh em côn thủ lựa chọn hơn do đặc tính bền, nhẹ, bắt sáng và không han gỉ khi để ngoài trời. Bạn có thể lựa chọn loại Inox 304 hoặc 201 đều được. 

Dây dù cũng là loại dây được lựa chọn nhiều, đặc biệt là với các loại côn nhựa và côn gỗ. Dây dù có ưu điểm là nhẹ, mềm, dễ tháo và quấn lại. Tuy nhiên thì dây dây dù lại không bền. Dây có thể nhanh đứt, hỏng khi dùng lâu, thậm chí đứt khi chịu lực lớn.

Côn nhị khúc dây xích Inox

Với những chia sẻ trên của Võ Thuật Tây Sơn, hy vọng bạn có thể lựa chọn cho mình một chiếc côn có độ dài dây xích phù hợp nhất với luyện tập. Nếu có các thắc mắc liên quan đến độ dài dây côn thì có liên hệ để được tư vấn. 

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2018

Hướng dẫn 13 chiêu thức côn nhị khúc đơn căn bản (phần cuối)

Bạn đã biết được 9 chiêu thức trong 13 thức côn nhị khúc đơn căn bản ở phần đầu và các phần tiếp theo. Hôm nay, Võ Thuật Tây Sơn sẽ bật mí 4 chiêu thức còn lại tròn 13 thức này. Sau khi tập thêm 4 chiêu thức cuối này, anh em có thể ghép lại thành một bà quyền côn nhị khúc hoàn chỉnh.

Bạn có thể tham khảo phần 2 của 13 thức côn này tại đây

Tiền trảm hậu tấu (Chém trước tấu sau)

Tiền trảm hậu tấu

Thức côn này chủ yếu dùng phản lực, bật côn lại từ phía cánh tay và đùi của côn thủ. Chiêu thức này kết hợp rất tốt thân pháp và bộ pháp để tạo bất ngờ đến đối thủ và hoàn hảo nhất khi bạn cần tấn công đối thủ ở tầm gần.

Cách thức luyện tập

(1) Đứng theo tư thế tự nhiên và 2 tay nắm lấy côn thật chắc (hình 50). Buông lỏng tay trái và tay phải thẳng, đánh côn vê phía sau rồi bật ngược thân côn lên. Nhin sơ qua tư thế này giống với động tác luyện tập với xà đơn.(hình 51)

(2) Khi côn bật lên phía trước, có thể thu côn lại hoặc để cho côn đánh hết về phía trước mà không nắm lại. Đồng thời, anh em cần giơ cao chân phải để có thể đón côn và cho côn chạm vào đùi. (hình 52)

(3) Mượn xích của côn áp sát đùi, bắn ngược côn trở lên phía đầu. Sau đó buông chân phải, dùng lực ở cổ tay khiến cho côn trở về phía trong tay phải. (hình 53) 

Bạn có thể kết hợp cac chiêu thức như Tả hữu phùng nguyên hay Lưu tinh cản nguyệt cùng thức côn này để có hiệu quả tốt nhất. 

Song thủ kích thiên (hai tay chống trời) 

Song thủ kích thiên

Các vị trí tấn công đối thủ mà chiêu thức này hướng đến là: phần đầu, phần cổ, bả vai, hạ bộ và lưng eo của đối thủ.

Các anh em có thể tập chiêu thức này như sau:

(1) Đầu tiên, anh em đứng theo tư thế cung bộ nghiêng về một bên. Hai tay nắm 2 thân côn và giơ tay nên cao khỏi đầu (hình 54)

(2) Buông tay phải đang nắm thân côn ra, đồng thời tay trái dùng sức đánh thân côn còn lại thành một hình bán nguyệt. Lực đánh tùy thuộc vào sức lực của mỗi người.  Di chuyển luân phiên và tập qua lại giữa 2 bên trái phải để đạt hieujr quả cao nhất. 

Uy trấn bát phương- Thức côn nhị khúc căn bản để phòng vệ

Uy chấn bát phương

Tư thế này rất hữu ích cho anh em tập với mục đích tự vệ. Thức côn này có thể giúp anh em bảo vệ toàn thân đặc biệt là phần bụng. Anh em cũng có thể sử dụng chiêu thức này để tấn công đối thủ ở tầm gần. Tuy nhiên thì anh em thể lực kém không nên tập chiêu thức này ngay từ ban đầu.

Các bước để luyện tập động tác:

(1) Anh em đứng tư thế mã bộ, hai tây nắm chặt lấy thân côn như hình 60

(2) Sau đó buông tay trái cầm côn ra, tay phải dùng sức đánh côn đến ngang đầu. Đồng thời anh em dùng sức đánh côn ngang về phía trước thành hình số 8. ( Hình 62-64).

(3) Khi côn đánh từ bên trái hạ xuống phần eo trái, anh em dùng tay trái nắm lấy côn và thu côn về vị trí ban đầu. Anh em chú ý luyện tập cả 2 tay trái và phải để đạt được hiệu quả tập luyện tốt nhất. (hình 65-67)

Kỹ thuật này chủ yếu dùng lực ở cổ tay nên anh em cần chú ý luyện tập kỹ càng và tránh các chấn thương không đáng có. 

Tiên túng hậu cầm (thả trước bắt sau)

Thả trước bắt sau

Đây là chiêu thức cuối cùng trong 13 chiêu thức kỹ thuật côn nhị khúc đơn căn bản. Với đặc điểm nhanh, linh hoạt và uy lực nên chiêu thức này có thể sử dụng để tấn công liên tiếp đối thủ.

Các bước dể luyện tập chiêu thức:

(1) Đầu tiên, anh em đứng ở thế cung bộ. Một tay cầm một đầu thân côn, thân côn còn lại kẹp chặt ở nách.

(2) Cánh tay phải xoay vào phía bên trọng, côn đánh mạnh xuống hướng phía bên phải. Chân phải đồng thời bước lùi ra sau một bước. Tay phải chuyển hướng về phía bên phải, hướng lên trên và đánh côn thành 1 vòng tròn đồng thời chân phải tiến tới. (hình 69,70)

(3) Khi đã đi hết thế côn. chân phải cần thu về. Anh em điều khiển côn sao cho côn hướng ra sau rồi vòng lên phía trước thành một hình tròn. Đồng thời chân phải tiến một bước lên phía trước. Khi côn đã quay hết một vòng, anh em thu côn về và kẹp dưới nách. (hình 71-76)

Trên đây là một số chia sẻ của Võ thuật Tây Sơn, hy vọng với những chia sẻ này anh em có thể ghép lại thành một bài côn hoàn chỉnh và uy lực nhất.

Để biết thêm về các sản phẩm côn nhị khúc võ thuật, anh em có thể tham khảo tại đây:
http://vothuattayson.vn/con-nhi-khuc-vo-thuat/

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2018

Hướng dẫn tập luyện 13 chiêu thức côn nhị khúc đơn căn bản (phần 3)

Chắc hẳn bạn đã theo dõi phần 1 và phần 2 của 13 thức côn nhị khúc đơn căn bản. Tiếp theo, để anh em có thể ghép lại thành 1 bài quyền hoàn chỉnh, Võ Thuật Tây Sơn sẽ giúp anh em tìm hiểu thêm về 3 chiêu thức kế tiếp trong bài quyền pháp này nhé!

Xạ côn thế – Chiêu thức đung để tấn công địch phía trước mặt

Mục tiêu tấn công chủ yếu của chiêu thức này là các bộ phận trước mặt và vùng đầu của đối thủ như: trán, cằm, mũi, phần ngực,...

Anh em luyện tập chiêu thức này theo quy trình sau:

Xạ côn thế


(1) tay phải nắm 2 thân côn, xắp bằng nhau và để lên vai. Lưu ý là không được một cao một thấp, điều này sẽ ảnh hưởng đến luyện tập. Khi để côn lên vai, anh em lưu ý là để côn song song với mặt đất. 

(2) Kình lực tập trung vào tay phải. Lấy ngón tay cái và lòng bàn tay kẹp chặt phía bên dưới của côn. Dùng kình lực bắn mạnh khúc côn chồng mé lòng bàn tay ra phía trước. Lưu ý là sử dụng chủ yếu lực ở cánh tay và cổ tay.

(3) Khi côn đã đi hết thế, anh em giật côn trở về phía sau. Khi thu côn,cho hai khúc côn xếp lại và nắm trong lòng bàn tay như trước. Luyện tập tay trái và tay phải đồng đều nhau.

Xạ côn thế có thể được kết hợp rất tốt với 3 chiêu thức Lưu tinh cản nguyệt Tiền hậu tấu trảm tạo nên thế tấn công và phòng thủ rất tốt. 

Tuyết Hoa Cái Đỉnh (Hoa Tuyết Che Đầu)

Tuyết hoa cái đỉnh

Khi sử dụng tư thế này, anh em có thể bảo vệ được phần đầu của mình. Các điểm mà chiêu thức này có thể tấn công đó là: huyệt thái dương, mặt, cằm dưới và phần cổ. Đây là chiêu thức được áp dụng khá nhiều khi múa côn. 

Anh em để côn trên đầu, một tay cẩm một khúc côn, tay còn lại xoay hình tròn theo mặt phẳng. Hai tay thay phiên nhau luyện tập, thực hiện xoay các vòng ngược chiều nhau. (hình 36)

Lưu ý: Tuy tư thế tập côn này khá dễ nhưng nó cũng gây ra một số chấn thương nhất định đặc biệt là ở vùng đầu khi bạn không kiểm soát được côn. Vậy nên hãy tập từ từ và thành thạo các kỹ thuật từ căn bản nhất.

Chiêu thức này có thể nối tiếp với chiêu thức Lưu tinh cản nguyệt và Tả hữu phùng thiên. 

Phiên sơn việt lãnh (trèo núi vượt đỉnh) 

Thế côn này có thể sử dụng để luyện tập cách phản xạ và độ linh hoạt cho đôi tay, phối hợp đồng đều các bộ phận trên cơ thể. Các bộ phận trên cơ thể phối hợp đồng bộ với nhau. Các động tác côn trong chiêu thức này có thể làm đối thủ rối trí và đánh lạc hướng kẻ địch và anh em thừa cơ lên gối hạ gục đối thủ.  
Phiên sơn việt lãnh

Cách thức luyện tập 

(1) Anh em có thể đứng trong tư thế tự nhiên nhất và hai tay nắm côn (hình 37)

(2) Sau đó buông tay trái ra, tay phải nắm lấy một thân côn và đánh theo hướng vòng xuống, ra xa và lên đầu. Đồng thời, anh em cần chuyển động cổ tay để côn có thể chuyển động vòng tròn hướng qua trái, phải rồi hạ xuống.

(3) Dưa côn ra đằng sau vai đồng thời xoay eo và để phần dây xích côn phía dưới ép sát eo lưng. Sau đó, tay trái nhanh chóng từ phía trước chuyển sang phía sau lưng. Sử dụng phương pháp này luyện tập với hai tqay để đạt hiệu quả.

(4) Khi côn chạy đến phần eo, lưng phải cho phàn dây nối của côn áp sát vào lưng. Phàn eo anh em cần vặn theo cho hết đà rồi xoay ngược lại. Lưu ý cho các anh em mới tập, không nên dùng sức quá mạnh nếu không rất dễ gặp phải chấn thương.

Trên đây là 3 chiêu tiếp theo trong bộ quyền pháp côn nhị khúc đơn căn bản. Chúc anh em có những buổi tập côn nhị khúc hiệu quả và an toàn. 

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2018

Hướng dẫn 13 chiêu thức kỹ thuật côn nhị khúc căn bản (phần 2)

Hôm trước, Võ Thuật Tây Sơn đã giới thiệu đến bạn 3 chiêu thức trong 13 chiêu thức của kỹ thuật côn nhị khúc đơn căn bản. Hôm nay, mình sẽ tiếp tục giới thiệu thêm 3 chiêu thức nữa để giúp các anh em côn thủ ghép lại thành một bộ côn pháo hoàn chỉnh.

Bạch xà thổ tín

Bạch xà hổ tín có thể giúp các côn thủ tấn công nhiều vùng khác nhau của cơ thể như: vai, đầu, cằm, sườn và hạ bộ.  Chiêu thức này chủ yếu rất thực dụng và đối thủ khó có thể đoán trước và nắm bắt để phản công được.

Bạch xà hổ tín


Anh em nhìn hình minh họa và tập luyện chiêu thức này như sau: 

(1) Một tay anh em cầm một thân côn, thân côn còn lại kẹp chặt ở phía nách phải. (hình 17)

(2) Thả lỏng thân mình kết hợp với duỗi tay về phía trước. Dừng lực đẩy kết hợp với thân mình bắn thân côn về phía địch thủ. Lưu ý cơ thể chỉ được thả lỏng trong một thời gian ngắn để có được lực  đánh mạnh và hiệu quả nhất.  

(3) Sau khi đánh xong thì lại thu côn về tư thế chuẩn bị như ban đầu/ Cần sử dụng và tập luyện dồng đều giữa cả 2 tay. Cường độ luyện tập ở tay trái và tay phải là như nhau.

(4) Lực và các bộ phận như vai, khuỷu tay cần phải hướng về phía trước. Lưu ý khi anh em thu côn về, cần đứng chéo góc để có thể tiện cho việc đánh côn, thu côn về và kẹp côn lại dưới nách. 

Bạn có thể kết hợp chiêu thức này với chiêu Lưu linh cản nguyệt và luyện tập động tác này khá nhiều lần để thành thạo nhất có thể. 

Tô Tần bối kiếm ( Tô tần vác kiếm)

Chiêu thức này chủ yếu mục đích làm đảo lộn tầm nhìn và hướng phán đoán của địch thủ. Đối thủ không thể phán đoán được chính  các vị trí mà anh em muốn tấn công. các vị trí tấn công chủ yếu: đầu, cổ và vai của đối thủ.

Tô Tần bối kiếm


(1) Một thân côn được tay phải nắm chặt, phần thân côn còn lại buông lỏng. Sau đó tay phải dùng sức đánh côn về phía trước và xoay côn một vòng ra sau lưng. (hình 21,22)

(2)Côn đi hết một vòng qua vai thì buông tay phải và tay trái nắm côn để đổi tay tấn công. Các tư thể như khi anh em luyện loan côn số 8. Luyện tập tay trái và tay phải luân phiên để đạt được hiệu quả tốt nhất. 

(3) Sau khi thu côn về, phải nắm vững phần đầu của côn và khúc dây đoạn giữa áp sát vai. Điều này để tránh cho anh em không bị côn đánh trúng mình. (hình 23-25)

Chiêu thức này thường gây ra một số chấn thương ở vùn vai và cổ nên anh em cần sử dụng các loại côn nhẹ để giảm chấn thương khi tập. 

Quyện điểu tri phản- Kỹ thuật côn nhị khúc nhằm đánh lạc hướng

Đây cũng là một trong những kỹ thuật làm đảo lộn tầm nhìn và đánh lạc hướng tấn công của địch thủ.  Các vị trí  có thể tấn công vào đối thủ đó là chân, háng, eo, hông và sườn của đối phương. Với các cự ly gần, bạn có thể tấn công mục tiêu vào phần đầu của đối thủ. 

Quyền điểu chi phản


Anh em có thể luyện tập kỹ thuật côn nhị khúc này theo các bước sau:

(1) Đứng trong tư thế mã bộ (chan phải chếch về phía trước, chân trái phía sau, 2 chân trùng để tạo lực). Hai tay nắm 2 phần thân côn . (hình 26)

(2) Buông tay trái cho một thân côn thòng xuống. Đến khi thân côn gần thòng hết thì dùng lực ở cổ tay phải bắn côn ngược trở lại. Thân côn bắn ngược về phía tay trái, tay phải buông ra và tay trái nắm côn. Thực hiện tuàn tự giữa hai tay để luyện tập. (hình 27 đến 30)

Quyền điểu chi phản là chiêu thức hay được sử dụng để tấn công các đối thủ ở mục tiêu gần và không mạnh, kết hợp được với các chiêu thức bên trên rất tốt. 

Trên đây là 3 chiêu thức tiếp theo trong các chiêu thức của kỹ thuật côn nhị khúc đơn căn bản. Hy vọn với 3 chiêu thức này cũng 3 chiêu thức ở phần 1 có thể giúp anh em phần nào trong quá trình học các kỹ thuật côn nhị khúc căn bản. Chúc anh em thành công.


Thứ Năm, 2 tháng 8, 2018

Hướng dẫn các động tác trong 13 thức côn nhị khúc đơn căn bản (Phần 1)

Anh em tập côn luôn muốn có một bài côn pháp hoàn chỉnh như một cuốn bí kíp võ công nguy hiểm và thực chiến nhất. Tập côn và múa côn thành một bài côn pháp hoàn chỉnh là cực kỳ cần thiết đối với bất kỳ ai. Nhưng để có thể tập được những bài quyền côn như vậy cần một khoảng thời gian khá dài và kiên trì không nên dục tốc bất đạt. Đối với anh em mới tập côn nhị khúc cơ bản, không nên quá nóng nảy mà phải luyện từng động tác thật chính xác. Hôm nay, Võ thuật Tây Sơn sẽ giới thiệu đến anh em 13 thức kỹ thuật côn nhị khúc đơn cơ bản.



13 thức côn nhị khúc đơn căn bản này có thể áp dụng được cả trong thực chiến và trong múa côn biểu diễn. Dưới đây là 3 chiêu thức đầu tiên trong 13 chiêu anh em nhé!

Kỹ thuật côn nhị khúc chuyên phòng vệ: Lưu tinh cản nguyệt

Người ta hay gọi chiêu thức này với cái tên khác là “sao xẹt đuổi trăng”, nó phục vụ chính cho việc phòng vệ và công kích đối thủ là chính. Điều quan trọng là anh em cần có kỹ năng giữ vững được tốc độ và sự thăng bằng khi tập côn.

13 thức kỹ thuật côn nhị khúc căn bản phần 1


Hãy quan sát (hình 12) và chú ý một số đặc điểm như sau: 

(1)  Cầm côn nhị khúc băng tay phải và chú ý nắm chặt, thân côn còn lại xoay theo hướng từ trên xuống hoặc từ sau lên ở bên hông.Có hai hướng xoay côn là từ trên xuống dưới và từ phía trước ra phí sau. 

(2) Chú ý cánh tay và khuỷu tay cần để ở khoảng cách thích hợp nhất nhằm tạo lực mạnh nhất khi vụt côn. Nên sử dụng nhiều lực nhất ở cổ tay và phân bổ lực đều ở 2 cánh tay anh em nhé. 

Tả hữu phùng nguyên- tuyệt kỹ côn dùng trong tấn công

Đây là một trong những tuyệt kỹ côn nhị khúc được rất nhiều sách hướng dẫn luyện tập. Chiêu thức này có thể sử dụng trong tấn công kết hợp phòng thủ bảo vệ cực tốt. Tả hữu phùng nguyên có thể kết hợp được với chiêu thức lưu tinh cản nguyệt mà anh em vừa mới học.

Chiêu thức tả hữu phùng nguyên


Khi tập chiêu thức này anh em cần chú ý các điểm quan trọng sau đây (Hình 13)

(1) Cầm côn theo hướng hình số 8, loan côn liên tục. Với mỗi tay anh em tập khoảng 10 lần chia làm các hiệp. Số hiệp tùy thuộc và thể lực và trình độ của anh em, nên nhớ cần tập đều với 2 tay để đạt được hiệu quả cao nhất Chiêu thức này còn gọi là "trái phải cùng nguồn".

(2) Tay trái và tay phải dùng một lực mạnh vừa phải và chính xác. Thân mình và chân di chuyển về phía trước đồng bộ nhau và đảm bảo sự linh hoạt và nắm vững tốc độ.

Huyên tân đoạt chủ (Khách náo loạn đoạt ngôi chủ)

Mục đích chính của chiêu thức này là luyện tập để các khớp ngón tay của côn thủ trở nên nhuần nhuyễn hơn, linh hoạt và khỏe hơn. Huyên tân đoạt chủ là chiêu thức được trong học múa côn biểu diễn vì mức độ linh hoạt của đôi bàn tay mà nó mang lại. 

Chiêu thức Huyên tân đoạt chủ


Anh em luyện tập chiêu thức theo các hướng dẫn sau đây: 

(1)Cầm giuaqx thân côn bằng các ngón tay và có thể dùng ngón tay trỏ móc vào mắt giữa  của xích nối thân côn nếu bạn dùng loại côn có dây côn là dây xích. Một khúc thân côn ở trên và một khúc thân côn ở dưới. (hình 14)

(2) Dùng ngón tay cái nắm lấy đầu của một thân côn và buông 3 ngón tay còn lại ra. Dùng sức ở cổ tay để thân côn còn lại tự bắn thân côn một vòng lên thân côn đang nắm. Đồng thời, 3 ngón tay đang duỗi ra lập tức năm lấy thân côn vừa bắn lên. Anh em nên thay đổi vị trí giữa 2 thân côn và 2 tay trái, phải. (hình 15,16)

Chiêu thức này có thể kết hợp với chiêu thức Quyền điểu chi phản và Lưu tinh cả nguyệt.

Trên đây là 3 chiêu thức đầu trong bộ pháp 13 thức kỹ thuật côn nhị khúc đơn căn bản. Điều kiện để tập 3 kỹ thuật côn này là anh em phải biết các kỹ thuật với  côn cơ bản nhất để có thể luyện tập thành thạo. Anh em nhớ đón đọc 3 chiêu thức tiếp theo để có thể mua được thành một bài côn hoàn chỉnh và có những kỹ năng tự vệ tấn công tốt nhất. Chúc anh em thành công.